Zuckerberg ra trước Hạ Viện Mỹ vào ngày thứ hai điều trần trước Quốc Hội Mỹ

Facebook boss Mark Zuckerberg

Facebook boss Mark Zuckerberg Source: AAP

Người đứng đầu Facebook Mark Zuckerberg tiết lộ trong ngày điều trần thứ hai qua việc tranh luận với các chính trị gia Mỹ về những quan ngại đối với vấn đề riêng tư, cũng cho biết ông là một trong số 87 triệu người xử dụng với dữ kiện bị chia xẽ một các bất hợp pháp.


Hôm qua ông đã xin lỗi về việc rò rỉ dữ kiện của hàng chục triệu người xử dụng khi ông ra điều trần trước Quốc hội Mỹ và ông đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc về nỗ lực của Nga nhằm lũng đoạn các cuộc bầu cử trên khắp thế giới.

Tổng Giám Đốc Facebook là ông Mark Zuckerberg lại ra điều trần trước Quốc hội lần thứ hai, để trả lời các câu hỏi về vấn đề riêng tư của các dữ kiện.

Việc nầy diễn ra sau những vụ tiết lộ hồi tháng rồi là hàng triệu thông tin cá nhân của người xử dụng đã bị thu thập sai trái từ trang mạng của Cambridge Analytica, một công ty cố vấn về chính trị mà chiến dịch tranh cử của Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump là một trong những khách hàng của công ty.

Con số ước lượng mới nhất về các người xử dụng bị ảnh hưởng lên đến 87 triệu người.

Việc tiết lộ nầy cho thấy ngay cả người sáng lập Facebook vốn rất thông thạo về vấn đề kỹ thuật, cũng không thể bảo vệ các dữ kiện của chính ông trong trang mạng Facebook đang gặp khó khăn, cũng như khó khăn không kém trong việc thuyết phục các chính trị gia và những người xử dụng để có thể dễ dàng bảo vệ thông tin của họ.

Khi được hỏi liệu các dữ kiện của ông có bị chia xẽ một cách trái phép do Cambridge Analytica hay không, ông thừa nhận chuyện nầy nhưng không nêu ra thêm chi tiết.

Người đứng đầu trang mạng internet 33 tuổi đối diện với các câu hỏi cũng như quan tâm của các thành viên trong Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ Viện.

Dân biểu Frank Pallone của New Jersey đặt câu hỏi lúc bắt đầu buổi điều trần:

"Làm thế nào để những người xử dụng có thể kiểm soát các dữ kiện của họ, khi Facebook không kiểm soát được các dữ kiện đó?".

Ông Zuckerberg lập lại việc bảo vệ các dữ kiện riêng tư và nói rằng những người xử dụng có quyền kiểm soát dữ kiện của chính họ và quyết định những gì nên chia xẽ.

Ông nói rằng ông không quen với vấn đề chia xẽ các hồ sơ mà giới truyền thông mô tả như là thu thập thông tin về những người xử dụng mà họ không hề hay biết hay kiểm soát về thông tin của mình.

Ông cũng nói rằng Facebook không thu thập thông tin từ những cuộc đàm thoại của người xử dụng qua máy vi âm microphone của điện thoại di động.

Tuy nhiên trong một loạt các câu hỏi về việc làm thế nào người khác có thể lấy đi các dữ kiện từ Facebook, ông Zuckerberg nói rằng Facebook không thu thập thông tin của những người không ký tên vào Facebook với mục đích an ninh.
"Tôi tạo ra Facebook, tôi vận hành nó và tôi chịu trách nhiệm về những gì xảy ra ở đây", Mark Zuckerberg.
Ông không trả lời khi được hỏi làm thế nào một người không phải là người xử dụng Facebook có thể lấy đi cac thông tin mà người nầy không đăng ký xử dụng Facebook.

Mở đầu lời điều trần của mình, người đàn ông 33 tuổi này thừa nhận sự thất bại của công ty ông trong việc ngăn cản công ty nghiên cứu chính trị Anh - Mỹ Cambridge Analytica, truy cập dữ liệu cá nhân của 87 triệu người dùng Facebook.

"Chúng tôi đã không xem xét đủ rộng về về vấn đề trách nhiệm của chúng tôi, và đó là một sai lầm lớn, đó là sai lầm của tôi, và tôi xin lỗi".

"Tôi tạo ra Facebook, tôi vận hành nó, và tôi chịu trách nhiệm về những gì xảy ra ở đây"., Mark Zuckerberg

Thế nhưng một số người cần đến nhiều điều hơn là lời xin lỗi.

Khi buổi điều trần được tiến hành, những người biểu tình đã tập trung tại Capitol Hill, họ trưng những tấm bích chương trên đó in hình của Mark Zuckerberg mặc chiếc áo thun đề chữ "fix Facebook".

Bên trong căn phòng diễn ra phiên điều trần, Giám đốc điều hành Facebook cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích tương tự.

Sự ăn năn của Zuckerberg đã ít nhiều làm dịu đi những gương mặt trong một Ủy ban chung phối hợp giữa Ủy ban Thương mại và Tư pháp của Thượng viện Hoa Kỳ, những người đã không một chút thiếu cương quyết trong cuộc thẩm vấn kéo dài hàng giờ của họ.

Câu hỏi của họ chủ yếu tập trung vào việc thu thập dữ liệu người dùng Facebook của Cambridge Analytica, công ty khai thác dữ liệu liên kết với chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump.

Tháng trước, một cựu nhân viên của công ty thừa nhận họ thu thập thông tin thông qua một ứng dụng để xây dựng hồ sơ về phần lớn cử tri Mỹ.

Cần nhắc lại, ông Mark Zuckerberg là người sáng lập Facebook ngay từ ngày còn sống trong căn phòng ký túc xá đại học Harvard vào năm 2004.

Giờ đây nhân vật này đang chịu áp lực trong việc phải chứng minh với những người chỉ trích rằng ông vẫn là người phù hợp tiếp tục dẫn đầu một trong những công ty lớn nhất và được công nhận rộng rãi nhất thế giới.

Khi được hỏi về các hoạt động của Nga trên Facebook, Mark Zuckerberg đã chuyển sang một giọng trả lời khác.

Ông nói về một cuộc đấu tranh liên tục để đối phó với các hoạt động của Nga trên mạng truyền thông xã hội với âm mưu gây ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và những nơi khác.

Ông Zuckerberg mô tả đó như là một cuộc chạy đua vũ trang chống lại thông tin sai lạc của Nga.

Giám đốc của Facebook thừa nhận công ty của ông đang hợp tác với cố vấn đặc biệt Robert Mueller, người đang dẫn đầu cuộc điều tra về cáo buộc can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Đầu năm nay, ông Mueller đã buộc tội 13 người Nga và ba công ty Nga vì âm mưu ảnh hưởng đến kết quả bầu cử thông qua chiến dịch truyền thông xã hội.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share