Zuckenberg xin lỗi EU trước khi có luật mới bảo vệ thông tin

The founder and CEO of Facebook Mark Zuckerberg

The founder and CEO of Facebook Mark Zuckerberg Source: AAP

Tổng Giám Đốc Facebook là ông Mark Zuckenberg xin lỗi Âu châu về việc công ty của ông không thể ngăn tránh được một số trang mạng bị sử dụng sai trái.


Ông đã đưa ra lời xin lỗi trước Quốc Hội Âu Châu để giải thích về vụ tai tiếng liên quan đến 87 triệu dữ kiện cá nhân của người xử dụng Facebook.

Việc nầy diễn ra trước khi các luật lệ bảo vệ thông tin quan trọng sẽ có hiệu lực tại Âu châu trong tuần nầy.

Tổng Giám Đốc Facebook là ông Mark Zuckerberg đối diện nhiều câu hỏi khó khăn từ các nhà lãnh đạo Âu Châu, trong cuộc họp của các Chủ Tịch Nhóm Chính Trị của Nghị Viện Âu Châu.

Các chính trị gia đã tạo áp lực lên ông Zuckenberg về các vấn đề, từ chuyện thông tin cá nhân cho đến việc can thiệp vào các cuộc bầu cử.

Ông đã đưa ra lời xin lỗi, về việc thất thoát các thông tin cá nhân.

"Trong một đôi năm vừa qua, ngày càng rõ là chúng tôi đã không làm đủ để ngăn tránh các cơ chế nầy được sử dụng một cách tệ hại như tin giả, sự can thiệp của ngoại quốc vào các cuộc bầu cử và những người sử dụng sai trái thông tin của người khác."

"Chúng tôi đã không có quan điểm rộng rãi tương xứng với trách nhiệm của mình và đó là một lỗi lầm và tôi xin thành thật xin lỗi," Mark Zuckerberg.

Những lời bình luận lập lại nhiều nhận xét của ông nầy, trong những lần xuất hiện mới đây, trong đó có lần ra điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ, theo sau vụ tai tiếng được biết, liên quan đến thông tin cá nhân của 87 triệu người sử dụng Facebook.

Hồi tháng 3, người ta được biết dữ liệu cá nhân của hàng triệu người sử dụng đã bị công ty cố vân về chính trị là Cambridge Analytica sử dụng trái phép và công ty nầy sau đó đã tuyên bố phá sản.

Ông cho bie61t công ty của ông hiện từng bước cải thiện.

"Sẽ cần thời gian để tiến hành các thay đổi cần thiết mà chúng tôi phải làm tại đây, thế nhưng tôi cam kết đi theo đúng đường và sẽ đầu tư đáng kể để giữ cho mọi người sử dụng được an toàn."

"Chẳng hạn như chúng tôi sẽ gia tăng gấp đôi số người làm việc trong lãnh vực bảo đảm an toàn và an ninh tại công ty chúng tôi, đến hơn 20 ngàn nhân viên cho đến cuối năm nay," Mark Zuckerberg.

Ông nêu bật tầm quan trọng về mặt kinh tế cuả công ty Facebook tại Âu châu và cho các nhà lãnh đạo biết, công ty của ông sẽ sử dụng khoảng 10 ngàn nhân viên tại các thành phố ở Âu châu cho đến cuối năm nay, thế nhưng các chính trị gia Âu châu không quan tâm tới chuyện nầy.

Nhiều người cảm thấy có các câu hỏi không được trả lời, trong đó có chuyện phải chăng Facebook ở thế độc quyền và làm thế nào để công ty nầy có kế hoạch sử dụng các dữ liệu từ một chi nhánh có tên là WhatsApp.

Chủ tịch của Liên Minh Tự Do Âu châu là ông Philippe Lamberts cảnh cáo về những gì ông gọi là 'tình trạng độc quyền nguy hiểm' trong lãnh vực truyền thông.

"Chúng tôi chẳng nhận được câu trả lời, mỗi lần chúng tôi có các câu hỏi đặc biệt thì ông Zuckenberg đều lảng tránh.

"Ông ta chỉ muốn được để yên càng nhiêu càng tốt và muốn chúng tôi để cho ông ta dùng tiền bạc để làm lợi trong tình trạng độc quyền của ông", Philippe Lamberts.
"Một số qui tắc là quan trọng và không thể tránh được và điều quan trọng là phải có những qui chế thích hợp để chắc chắn rằng chúng ta có một khung pháp lý bảo vệ mọi người, vốn là vấn đề linh động để phát minh ra," Mark Zuckerberg.
Còn Chủ tịch Nghị Viện Âu châu là ông Antonio Tajani cho biết, Liên Âu luôn luôn nhắm vào việc đạt được một thị trường cạnh tranh công bằng.

"Chúng tôi chống lại việc độc quyền và yêu chuộng tình trạng cạnh tranh, và sẽ tăng cường thị trường quốc nội của chúng tôi."

Ông Zuckerberg cũng không trả lời trực tiếp các câu hỏi về việc các dữ kiện nên được thu thập bởi những người không sử dụng Facebook.

Facebook mới đây đã chuyển 1 tỷ rưỡi người sử dụng quốc tế, từ trụ sở ở Âu châu tại Ái Nhỉ Lan để sang trụ sở tại Mỹ.

Một số nhà phân tích cho rằng, hành động nầy nhằm né tránh các vụ kiện tốn kém qua việc vi phạm Qui Tắc Bảo Mật Thông tin Tổng Quát của Âu Châu, gọi tắt là GDPR.

Việc thay đổi luật lệ về bảo mật dữ kiện sẽ cho phép người sử dụng có thể kiểm soát nhiều hơn về việc thông tin cá nhân của họ được sử dụng như thế nào và công ty bị tìm thấy vi phạm, có thể bị phạt đến 4 phần trăm số thương vụ hàng năm của họ.

Báo cáo viên của GDPR là ông Jan Philipp Albrecht đặt nghi vấn về việc, liệu Facebook có thực sự tuân thủ các qui tắc hay không.

"Cảm tưởng của tôi là Liên Âu không thể tin tưởng vào Facebook để tự mình giải quyết vấn đề để bảo vệ cho người sử dụng và bảo vệ cho Âu châu, mà cần có các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn.

"Điều tốt đẹp là chúng ta có Qui Tắc Bảo Vệ Các Dữ Kiện Tổng Quát gọi tắt là GDPR sẽ được áp dụng vào thứ sáu nầy và sẽ được các nhà cầm quyền thi hành chặt chẽ, đặc biệt với Facebook như là một trong các công ty lớn", Jan Philipp Albrecht.

Ông Zuckerberg nói rằng công ty sẽ theo đúng luật lệ sẽ có hiệu lực vào thứ sáu 25 tháng 5.

Thế nhưng ông đặt câu hỏi, liệu đó có phải là qui tắc đúng đắn vào hôm nay và thời đại nầy hay không.

"Tôi không nghĩ vấn đề ở đây là liệu nên có các qui định hay không, tôi nghĩ câu hỏi là qui tắc đúng thật là gì.

"Tôi nghĩ internet hiện ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống mọi người.

"Một số qui tắc là quan trọng và không thể tránh được và điều quan trọng là phải có những qui chế thích hợp để chắc chắn rằng chúng ta có một khung pháp lý bảo vệ mọi người, vốn là vấn đề linh động để phát minh ra", Mark Zuckerberg.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share