Mức phúc lợi và năng suất của người dân Sydney đã bị ảnh hưởng trực tiếp do thiếu nhà ở.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tương lai thành phố của Đại học New South Wales đã tìm thấy rằng bên cạnh tác động trực tiếp của nhà ở đắt đỏ khiến đối túi tiền của gia đình bị siết chặt.
Điều này cũng ảnh hưởng luôn đến sức khoẻ của người dân và thậm chí gây ra những vấn đề cho việc học hành thời thơ ấu.
Báo cáo có tên Cải Thiện Kinh tế về chính sách nhà ở, cho thấy chi phí nhà ở cao ở Sydney cũng ảnh hưởng đến thị trường lao động - người ta phải đi làm trong bao lâu? Sống bao xa nơi làm việc? Đến tuổi nào mới nghỉ hưu, và tạo ra một tình trạng tiến thoái lưỡng nan mới, thậm chí người ấy có thể đủ khả năng để sống ở Sydney.
Tác giả chính của nghiên cứu là Duncan Maclennan, giáo sư thỉnh giảng của Đại học Glasgow, nói:
“Khi các gia đình phải trả nhiều tiền hơn cho nhà ở, họ sẽ không đủ sức trả nhiều tiền cho những thứ khác. Hậu quả của việc đó là ít mua sắm hàng hoá và dùng các dịch vụ cho nên chúng ta không thể khai thác kinh tế được một cách hiệu quả và làm giảm năng suất xã hội."
Tiến sĩ Westacott kêu gọi chính phủ có cái nhìn kinh tế rộng hơn về chính sách nhà ở chứ không phải là một cách "kinh doanh như bình thường".
Tiến sĩ Westacott cho biết, tuy có thiện chí, chính phủ tập trung vào khía cạnh nhu cầu một cách thiếu sáng kiến không tránh khỏi làm méo mó thị trường.
Bà nói nếu chính phủ không tăng trợ giúp cho người chủ mua căn nhà đầu tiên, ví dụ như vậy chỉ khiến giá nhà cứ bị đẩy lên.
Nhà ở chất lượng kém và nay dọn nhà, mai phải dời nhà là chuyện nhan nhản xảy ra thị trường cho thuê nhà của Sydney đang ảnh hưởng đến tinh thần của người dân, cũng như phá vỡ sự phát triển về mặt giáo dục và xã hội của trẻ em.
"Nếu trẻ em (trong các gia đình đang ở thuê) buộc phải thay đổi các trường học hàng năm hoặc vài năm vì phải di chuyển, thì sức học giảm xuống."
Bất an về nhà ở khiến việc học và khả năng phát triển xã hội của trẻ em bị ảnh hưởng. Source: Photo: Bob Pearce
"Chúng tôi đã phải bỏ ra nhiều chi phí, dù là về các dịch vụ xã hội ... hay vì các vấn đề sức khoẻ và giáo dục [mà mọi người phải đối mặt] là vì họ không có chỗ ở ổn định, an toàn. Nếu Ủy Ban có được quyền về nhà ở, tôi thực sự nghĩ rằng bằng chứng sẽ cho thấy chúng tôi sẽ chi tiêu ít hơn rất nhiều về các dịch vụ này."
Bà Hayhurst hy vọng bằng cách nhấn mạnh tác động kinh tế rộng lớn hơn của việc thiếu nhà ở giá rẻ đối với năng suất và sức khoẻ kinh tế, chính phủ có thể sẽ bắt tay hành động.
Đồng tác giả báo cáo là Giáo sư Bill Randolph, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tương lai Thành phố, cho biết số tiền gắn liền với nợ liên quan đến bất động sản là "một vấn đề lớn đối với nền kinh tế".
“Nhà ở lên giá vù vù là tin buồn đối với nền kinh tế. Nó thu hẹp số tiền người ta có thể chi cho những thứ khác; vì họ nó phải mất một khoản tiền lớn cho đầu tư cho nhà ở. Thay vào đó, tiền có thể đầu tư vào các doanh nghiệp có năng suất. "Tại các quốc gia khác, nói chung kinh tế của họ hiệu quả hơn rất nhiều."
Bạn có thể bị bí mật có tên trong danh sách đen?
Trên thực tế, việc bị đưa tên vào một trong những cơ sở dữ liệu thuê nhà có nghĩa là bạn bị cấm thuê nhà trong nhiều năm.
Các cơ sở dữ liệu này được các công ty tư nhân quản lý và cho các chủ nhà và đai lý nhà đất truy cập xem ai là những người là "những người thuê tồi tệ".
Nhiều người thuê nhà miễn cưỡng chia sẻ câu chuyện thuê nhà gặp nạn vì sợ hãi hay xấu hổ.
Như câu chuyện của Amanda người mẹ đông con.
Khi kết thúc hợp đồng, cô và người tình đi hết chỗ này đến chỗ kia để thuê nhà nhưng đi đến đâu cũng bị từ chối.
Hóa ra tên họ đã bị bí mật đặt vào một danh sách đen
Những ai có thể bị liệt vào danh sách đen ?
Ở tất cả các tiểu bang ngoại trừ Lãnh Thổ Phía Bắc, có những quy tắc chặt chẽ về việc người thuê nhà có thể bị liệt vào danh sách đen để ngăn các danh sách độc hại như thế nào.
Nói chung, bạn chỉ có thể bị ghi tên vào danh sách này khi
-Kết thúc hợp đồng thuê và bạn nợ tiền thuê cao hơn tổng số tiền dăt cọc.
-Khi bị một lệnh của tòa án.
Việc vi phạm thỏa thuận cho thuê của bạn, chẳng hạn như gây thiệt hại về tài sản hoặc gây nguy hiểm cho an ninh của hàng xóm, có thể khiến bạn bị liệt vào danh sách đen.
Hành vi phản đối hoặc vi phạm hợp đồng nhiều lần cũng có thể khiến bạn bị đưa vào danh sách đen.
Trong khi đó, những người ủng hộ người thuê nhà đang tiến hành một cuộc khảo sát để tìm hiểu xem các vấn đề phổ biến rộng rãi với danh sách đen là như thế nào trong lãnh thổ Bắc Úc.
Ở Northern Territory, có nhiều biện pháp để bảo vệ người thuê. Nhưng có nhiều lý do để người thuê bị đưa vào danh sách đen, kể cả tiền thuê quá hạn hoặc vi phạm thỏa thuận thuê mướn
Dưới đây là một số cách để tránh bị đưa vào danh sách đen
NT Consumer Affairs nói rằng để tránh bị đưa vào danh sách đen, bạn nên trả tiền thuê đúng hạn và không làm hư hỏng tài sản.
Làm thế nào tôi biết tôi đã bị liệt kê?
Ở tất cả các tiểu bang trừ NT, chủ nhà và agent phải thông báo cho bạn bằng văn bản trước khi họ đưa bạn vào danh sách đen, cho phép bạn có thời gian kháng cáo quyết định.
Ngay cả khi bạn đang xin thuê mướn, bạn phải được báo cho biết liệu mình có tên trong danh sách đen hay không?
Ở một số tiểu bang, nếu chủ nhà hoặc đại lý không tuân theo các quy tắc này sẽ bị phạt tiền..
Làm thế nào tôi có thể kháng cáo chống lại danh sách đen?
Tùy thuộc vào tiểu bang của bạn, bạn có thể kháng cáo chống lại danh sách đen nếu nó không chính xác, đã lỗi thời hoặc bất công.
Trong hầu hết các trường hợp, phải gỡ bỏ tên một người sau 3 năm.
Bạn có thể phản đối đối với đại lý, chủ nhà hoặc cơ quan kháng cáo có liên quan, chẳng hạn như tòa án.
Tôi có thực sự cần phải trả tiền để kiểm tra hồ sơ của tôi?
Các công ty cơ sở dữ liệu thường thu lệ phí nhưng những người ủng hộ người thuê nói rằng bạn không nên quan tâm đến họ trừ khi bạn có nghi ngờ hợp lý rằng bạn đang ở trong danh sách và biết chính xác cơ sở dữ liệu bạn có thể đang sử dụng.
Mark O'Brien, giám đốc điều hành của Tenants Union of Victoria, nói
"Không có gì khẩn cấp mà phải liên hệ với các nhà khai thác cơ sở dữ liệu. Hệ thống này không dành cho người thuê nhà mà quan trọng hơn dành cho đại lý bất động sản và họ sẽ cho bạn biết nếu bạn bị có tên"
Tại New South Wales, bạn có quyền có được một danh sách liệt kê miễn phí.
Cần xem xét thêm về hậu quả kinh tế trước nạn thiếu nhà ở. Source: Photo: Fiona Morris
Thị trường chứng khoán hay bất động sản, chọn cái nào?
Theo ông Chris Brycki, người sáng lập và giám đốc điều hành của Stockspot, cố vấn đầu tư kỹ thuật số đầu tiên của Úc, bên ngoài quỹ hưu bổng, tài sản và cổ phiếu là hai cách phổ biến nhất để xây dựng sự giàu có ở Úc.
Brycki, người có hơn 21 năm kinh nghiệm đầu tư, nói rằng cổ phần và bất động sản đã tạo ra thu nhập và lợi tức đáng tin cậy cho người Úc trong dài hạn.
Ông nói rằng không có câu trả lời rõ ràng nào là tốt nhất - bởi vì nó phụ thuộc vào cách mỗi người nhìn vào.
Tại sao đầu tư vào bất động sản?"
"Trong thập niên qua, đầu tư bất động sản rõ ràng là thắng.
Nhưng trong một thời gian dài, cho là 100 năm, kết quả là khá đồng đều cả giữa cổ phần và tài sản", Brycki.
"Nhìn về tương lai, theo một vài cách, đó là đoán của mọi người, nhưng dựa trên tất cả dữ liệu chúng ta có, chúng ta biết qua một khoảng thời gian, cả hai loại đầu tư sẽ trải qua giai đoạn lời nhiều, nhưng sau đó trở lại mức trung bình."
Bất động sản đã có một giai đoạn rất bùng phát, do đó, rất có thể là nó có thể sẽ trở lại trung bình,"
Brycki nói có nhiều thế hệ người Úc chưa bao giờ nhìn thấy bất động sản xuống giá.
Nhưng họ từng thấy cổ phiếu đã từng đổ vỡ, do đó, ai cũng tin rằng bất động sản là cách tốt nhất.
dù, cổ phiếu đã mang lại thu nhập và lợi nhuận đáng tin cậy cho người Úc trong thời gian dài, ông nói.
Trong vòng 30 năm tới năm 2015, cổ phiếu của Úc đã thu được lợi nhuận trung bình 10,8% mỗi năm, bao gồm cả cổ tức.
Tôi nên đầu tư vào cổ phiếu hay bất động sản?
Brycky cho biết việc lựa chọn đúng dự án tùy thuộc vào khung thời gian của các nhà đầu tư và tìm hiểu những lợi ích và rủi ro liên quan đến cả hai.
Có nhiều yếu tố cần xem xét trước khi đưa ra quyết định về việc nên đầu tư vào cổ phiếu hoặc bất động sản hay cả hai.
"Chúng bao gồm ngân sách, lối sống, thu nhập, thuế và thậm chí các giá trị cá nhân."
Brycki giải thích một số yếu tố cần xem xét trước khi đưa ra quyết định.
Mời quí thính giả bấm vào phần âm thanh để nghe câu chuyện đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản giữa Tuyết Lê và chuyên viên bất động sản Lê Quyên.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại