Một biến chuyển khác trong vùng biển Đông

Hòn đảo tranh chấp

Hòn đảo tranh chấp Source: AAP

Mã Lai đã khởi động sự chuyển đổi mới nhất, trong một loạt các tranh chấp lãnh hải giữa các nước Á châu tại Biển Đông.


Mã Lai hiện tranh chấp chủ quyền với Singapore, về một hòn đảo đầy đá nhỏ xíu ở rìa của Biển Đông, trước tòa án Tư pháp quốc tế tại The Hague.

Vào năm 2008, tòa án phán quyết rằng Singapore làm chủ hòn đảo, thế nhưng Mã Lai mới đây đã trưng dẫn các tài liệu thuộc văn khố Anh, để thách thức phán quyết của tòa án.

Eo biển Singapore nối liền về phía tây với eo biển Malacca và về phía đông là Biển Đông.

Đây là một hải lộ hết sức nhộn nhịp trên thế giới, với tàu bè chở nhiên liệu đến Trung quốc và những nơi khác ở Đông Á, cùng các sản phẩm của Á châu đến các nước ở phía tây.

Tại cửa của eo biển là một hòn đảo nhỏ khoảng bằng một sân đá banh, có một ngọn hải đăng ở trên.

Singapore làm chủ hòn đảo nói trên, thế nhưng Mã Lai cũng đòi quyền làm chủ và Mã Lai hiện kiện Singapore ra trước tòa án Quốc tế về vấn đề chủ quyền của hòn đảo.

Giáo sư chuyên về luật quốc tế tại đại học quốc gia Úc châu, ông Donald Rothwell cho biết, mặc dù kích thước bé nhỏ cua hòn đảo, địa điểm chiến thuật và quyền lợi về hành hải như đánh cá và khai thác năng lượng khiến cho nó trở nên quan trọng.

"Đặc biệt đối với Singapore, do nước nầy bị hạn chế do địa lý gần gũi với Mã Lai và trong một mức độ nhỏ hơn là với Indonesia, nên Singapore không có quyền tranh chấp về mặt hàng hải như các quốc gia lân cận. Ngay cả hải đảo nầy rất nhỏ, nhưng nó cũng đáng để tranh chấp do tiềm năng về các quyền hạn trên biển".

Được biết hòn đảo nói trên nằm cách đảo chính của Singapore khoảng 40 kí lô mét về phía đông và cách miền Nam của Mã Lai 19 kí lô mét.

Singapore gọi đảo nầy là Pedra Branca, theo tiếng Bồ đào nha có nghĩa là hòn đá trắng, do phân chim bảo phủ các khối đá trên đảo.

Còn Mã Lai gọi hòn đảo là Pulau Batu Puteh, theo tiếng Mã Lai cũng có nghĩa là 'hòn đảo đá trắng'.

Tranh chấp diễn ra từ thời Singapore được độc lập, sau khi nước nầy bị trục xuất khỏi Liên bang Mã Lai vào năm 1965, 2 năm sau khi liên bang gồm các thuộc địa cũ của Anh quốc được thành lập.

Giám đốc của Viện Á châu thuộc đại học Tasmania, ông James Chin nói rằng, vào năm 2008, khi tòa án phán quyết Singapore có chủ quyền trên hòn đảo nầy, thì công chúng Mã Lai hết sức phẫn nộ.

Giáo sư Chin cho biết Mã Lai đã không hành xữ sự việc một cách chuyên nghiệp.

"Đã có nhiều chỉ trích ồn ào trên khắp Mã Lai, về đường lối mà toàn bộ sự việc được phái đoàn Mã Lai tiến hành, chẳng hạn như họ chụp một tấm ảnh về hòn đảo nói trên để làm bằng chứng, thế nhưng sau đó bị khám phá là tấm ảnh đã được photoshop".
"Điều không tránh khỏi là một sự xao lãng vào một thời điểm, mà các quốc gia trong khối Asean cảm thấy chia rẻ hơn bao giờ hết và khi họ có thể thực sự làm được mà không có một cái gai nhọn nầy ở bên cạnh, trong sự hợp tác ở Đông Nam Á",giám đốc chương trình An ninh Thế giới thuộc Viện Lowy là Euan Graham nói.

Mã Lai đã yêu cầu tòa án tái xét về phán quyết năm 2008, trên căn bản đã có các tài liệu mới khám phá trong văn khố của Anh quốc.

Bằng chứng mới đã được tìm ra hồi năm rồi, trong đó bao gồm các điện tín và các nhật ký của Hải quân.

Được biết Mã Lai và Singapore đã có mối quan hệ với nhiều biến chuyển trong những năm vừa qua, đặc biệt trong thập niên 1980 và 1990, dưới thời các nhà lãnh đạo cũ.

Thế nhưng giáo sư Chin cho rằng, mối quan hệ nói trên đã được cải thiện.

"Cách thức tôi mô tả mối quan hệ Singapore và Mã Lai, căn bản là một đôi vợ chồng đã ly hôn, quí vị biết họ vẫn gắn bó về các lý do lịch sử do họ cùng kết hôn một lúc, thế nhưng có nhiều vấn đề tiềm ẩn đã không được giải quyết".

Thủ tướng Mã Lai, ông Najib Abdul Razak hiện đối phó vứi cuộc tổng tuyển cử trong vòng 18 tháng tới.

Một số nhà bình luận chỉ trích đề nghị ông này nên trở lại viếng thăm hòn đảo tranh chấp, do việc nầy sẽ được lòng cử tri.

Ông Chin cho biết, ông không tin rằng đó là chuyện chính nghĩa, thế nhưng ông cho rằng ông Najib sẽ nói đến vấn đề tranh chấp hòn đảo khi vận động tranh cử.

"Tôi nghĩ đó quả là thời điểm may mắn về phía ông Najib, đương nhiên ông ta có thể dùng việc nầy như là một trong các vấn đề tranh cử, nhưng ông cố gắng tối đa để giành lại hòn đảo về cho Mã Lai".

Tại Sydney giám đốc chương trình An ninh Thế giới thuộc Viện Lowy là Euan Graham nói rằng, vấn đề tranh chấp có thể làm cho mối quan hệ giữa hai nước láng diềng trở nên lạnh nhạt trở lại.

Cả hai nước đều là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Asean, một tổ chức trong vùng mới đây gặp nhiều căng thẳng, do sự khác biệt về lập trường của các thành viên khác nhau về vấn đề Biển Đông.

"Điều không tránh khỏi là một sự xao lãng vào một thời điểm, mà các quốc gia trong khối Asean cảm thấy chia rẻ hơn bao giờ hết và khi họ có thể thực sự làm được mà không có một cái gai nhọn nầy ở bên cạnh, trong sự hợp tác ở Đông Nam Á",giám đốc chương trình An ninh Thế giới thuộc Viện Lowy là Euan Graham nói.

Trong khi đó, cũng có các tranh chấp rộng lớn hơn tại Biển Đông.

Trung quốc mới đây đã cải thiện quan hệ quân sự và kinh tế với Mã Lai, trong khi Singapore vẫn là đồng minh thân thiết của Mỹ.



 


Share