Vì sao làm việc thiện nguyện giúp cho người khác lại tốt cho bạn?

volunteers

Volunteers Source: AAP

Nước Úc là một đất nước có nhiều người làm việc từ thiện với con số gần 6 triệu người chiếm hơn một phần tư dân số Úc.


Các cuộc nghiên cứu cho thấy 96 phần trăm những người nầy bỏ thời gian để tìm được niềm vui trong việc giúp đỡ người khác.

Thế nhưng đối với những người đang đi tìm việc thì các công việc thiện nguyện có thể đặt nền móng cho những việc làm trong tương lai.

Cô Elsie Prieve hy vọng, có thể dễ dàng kiếm được việc làm, khi đầu tiên đến Queensland 5 năm về trước.

Cô thông thạo Anh ngữ, tiếng Nhật và Tagalog tức thổ ngữ của Philippines, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành chăm sóc cao niên, tiếp tân và dịch vụ khách hàng.

Thế nhưng tìm được việc làm tại Úc cho thấy, khó khăn hơn là cô dự tính.

"Vì sao tôi có nhiều kinh nghiệm và những sự việc như tại sao tôi không kiếm được một công việc? Bạn biết nỗi thất vọng khi bạn có thể làm nhưng không ai cho bạn một cơ hội cả".

Sau đó cô quyết định tham gia một Dịch vụ Tiếp Cận Cộng đồng thuộc một tổ chức phi chính phủ, với tư cách là tiếp viên thiện nguyện.

Làm việc không lương là một ý niệm xa lạ với một số bạn bè của cô, khi đầu tiên họ nghi ngờ về quyết định của cô nầy.

"Tôi nói chuyện với họ và họ đặt câu hỏi, đặc biệt là bàn làm công việc nhưng không được trả lương, thế nhưng đối với tôi khi làm việc thiện nguyện, bạn có thể gặp gỡ mọi người và họ sẽ thấy được và có thể họ sẽ cho bạn một công việc, bạn không biết được đâu. Vì vậy đối với tôi, thay vì nằm nhà chẳng gặp ai cả, tôi đi ra ngoài vâ làm công việc thiện nguyện".

Elsie bắt đầu làm việc thiện nguyện, hai ngày mỗi tuần.

Trong vòng 3 tháng, cô được đề nghị một công việc thay thế toàn thời và việc nầy dẫn đến một vai trò là một tiếp viên và là người điều hành về hành chính.

Điều rất thông thường cho những người làm việc thiện nguyện, là trở thành các công nhân toàn thời, bà Gail Kerr đứng đầu Dịch vụ Tiếp Cận Cộng đồng cho biết, 10 phần trăm nhân viên của bà, đều là những người giúp việc thiện nguyện cho tổ chức nầy trước đây.

"Năm rồi chúng tôi có 43 tình nguyện viên, họ tìm được việc làm từ các đóng góp trong cộng tác thiện nguyện cùng với kinh nghiệm".

"Đó cũng do sự hoà nhập xã hội và rất nhiều khi được công việc qua các mạng giao tiếp như vậy, những người bạn quen biết, các liên lạc và hệ thống mà mọi người có thể đề nghị. Bạn cần phát triển khả năng xử dụng ngôn ngữ thông thạo tại nơi làm việc, sức mạnh và tình cảm khi bạn làm một việc gì có ý nghĩa và đóng góp và đó là việc bạn thực sự thấy được mình có một số điều kiện để được mời gọi", Gail Kerr.

Trong khi đó cô Renkimi Bithang, một người tỵ nạn sắc tộc Chin đến từ Myanmar, là một tình nguyện viên khác tại Dịch vụ Tiếp Cận Cộng đồng.

Cô nầy giúp đỡ những người mới đến cùng những người tỵ nạn và chỉ dẩn cho họ, để làm thế nào tiếp cận các dịch vụ thiết yếu tại Logan thuộc Queensland.

Cô nầy cho biết, việc tình nguyện của cô là để trả lại công ơn của cộng đồng, cũng như nhận được một ít thực tập cho kinh nghiệm làm việc, vào năm cuối cùng trong việc học hành của cô.

"Đến từ nguồn gốc của người tỵ nạn, tôi đối diện với nhiều thử thách. Chúng tôi phải phấn đấu rất nhiều khi đến nơi nầy, khi chẳng biết chút gỉ về đất nước nầy, cũng như chẳng biết ngôn ngữ và mọi chuyện khác nữa. Vì vậy tôi phải cố gắng rất nhiều khi bắt đầu học trung học tại đây, vì vậy tôi muốn giúp đỡ những người mới đến Úc".

Công việc thiện nguyện, có thể đến từ nhiều hình thức.

Hầu hết các tình nguyện viên người Úc dành thời giờ trong các môn thể thao, giải trí về thể lực, cộng đồng và phúc lợi, các nhóm tôn giáo, việc làm cha mẹ và chăm sóc trẻ em.
"Họ nên có bảo hiểm của tổ chức từ thiện, chúng tôi cũng có bộ qui tắc ứng xử như tình nguyện viên không nên làm việc quá 16 tiếng đồng hồ một tuần lễ, vì vậy nếu các bạn được yêu cầu làm việc hơn 2 ngày trong vai trò của một người tình nguyện, bạn có quyền nói không trong trường hợp nầy", Sabina Nowak.
Tiến sĩ John Falzon người đứng đầu tổ chức "Vincent de Paul, thường được gọi là Vinnies, cho biết có khoảng 60 ngàn thiện nguyện viên, làm việc với tổ chức thiện nguyện.

"Chúng tôi có mọi hạng người từ những nhưng thiện nguyện không chính thức, những người đến viếng thăm sau đó ra tay trợ giúp, rồi thông qua các cửa hàng của chúng tôi với các dịch vụ hết sức đặc biệt nhất là trong lãnh vực di dân và người tỵ nạn. Chúng tôi cũng có các dịch vụ đặc biệt cho một số cộng đồng bao gồm chuyện giúp các trẻ em làm bài tập tại nhà".

Tình trạng vô gia cư là một vấn đề khó khăn, ảnh hưởng đến hơn 105 ngàn người Úc, do các lý do như bạo hành trong gia đình, không trả nổi tiền thuê nhà và những khó khăn về mặt tài chính.

Tiến sĩ Falzon cho biết, di dân và người tỵ nạn sống trong các nơi chen chúc, cũng được xem là vô gia cư và con số nầy ngày càng gia tăng.

"Vấn đề gia cư đông đảo là một vấn đề hesi khó khăn tại Úc. Nó thường là trường hợp xảy ra trong các cộng đồng tỵ nạn hay di dân, khi mọi người buộc phải sống trong hoàn cảnh phải dồn các lợi tức lại với nhau và sống chung trong một căn hộ, có thể không thích hợp với nhu cầu của họ thế nhưng họ chẳng có thể làm gì hơn được hơn thế, mà phải chấp nhận sống chung dưới một mái nhà".

Một phúc trình về y tế, hạnh phúc và giúp đỡ những người khác của một tập san quốc tế cho thấy, có 96 phần trăm người thiện nguyện cảm thấy hạnh phúc hơn với công việc từ thiện của họ.

Tiến sĩ Falzon cho biết, các hành động đơn giản như sự tử tế, cũng có thể phục hồi phẩm giá của những người phải vất vả với cuộc sống hàng ngày.

"Ngay ở cộng đồng chính mạch của nước Úc, mọi người rất hào hiệp với thời giờ của họ và tôi nghĩ rằng đây không phải là một hành động từ thiện tích cực, thế nhưng là một sự đoàn kết mạnh mẽ hay chỉ là mọi người cùng nhau sát cánh để giúp đỡ lẫn nhau".

Trước khi khởi sự làm việc thiện nguyện, giám đốc của Dịch vụ Tình nguyện của Queensland là bà Sabina Nowak đề nghị rằng, cả tình nguyện viên và tổ chức, cần đề ra các quyền hạn ngay từ đầu để tránh sự hiểu lầm.

Điều quan trọng là học hỏi về quyền hạn của một người thiện nguyện, chẳng hạn như họ cũng được nghỉ ngơi giống như một công nhân làm việc được hưởng lương, cũng như có quyền được xin nghỉ phép.
.
"Họ không nên bắt đầu công việc mà không được huấn luyện hay không hiểu biết về vấn đề an toàn, vì vậy an toàn là điều quan trọng cũng tương tự như công việc được trả lương mà chúng ta thường làm".

"Họ nên có bảo hiểm của tổ chức từ thiện, chúng tôi cũng có bộ qui tắc ứng xử như tình nguyện viên không nên làm việc quá 16 tiếng đồng hồ một tuần lễ, vì vậy nếu các bạn được yêu cầu làm việc hơn 2 ngày trong vai trò của một người tình nguyện, bạn có quyền nói không trong trường hợp nầy", Sabina Nowak.

Để biết thêm chi tiết về công việc thiện nguyện khi nào và như thế nào, quí vị có thể vào trang mạng Volunteering Australia như sau www.volunteering asutralia.org

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share