Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cáo buộc các nước giàu hiện kéo dài đại dịch, bằng cách tích trữ các tiếp liệu y tế.
Trong nhiều tháng qua, tổ chức nầy luôn than phiền về việc các nước phát triển tiến hành việc tiêm chủng liều tăng cường và thúc giục họ thay vào đó, nên gởi số thặng dư đến các nước nghèo với mức độ vắc xin thấp và hiện vất vả trong việc nhận vắc xin.
Được biết thuốc chủng hiện gởi đến các quốc gia đang phát triển qua tổ chức quốc tế COVAX, được WHO và Liên Minh Toàn cầu về Vắc xin và Chủng ngừa được biết dưới tên là GAVI hậu thuẫn.
Thế nhưng tiến sĩ Mike Ryan thuộc WHO nói rằng, các nước giàu có nhiều vắc xin hơn nhu cầu sử dụng.
“Thế giới phát triển kỹ nghệ dường như không quan tâm đến chuyện nầy".
'Họ chỉ nói mà thôi với các lời lẽ cao đẹp, về chuyện chia sẻ, về chuyện công bằng, thế nhưng trong thực tế họ hiện tích trữ và không chia sẻ”, Mike Ryan .
Các dữ kiện từ GAVI cho thấy, có không quá 230 triệu liều vắc xin chống COVID-19 được chuyển đến COVAX, với mục tiêu là có 2 tỷ liều gửi đến các nước có lợi tức thấp vào cuối năm nay.
Người đứng đầu về Kỹ thuật của WHO, bà Maria Van Kerkhove cho biết do việc đặt ích lợi của chính mình, các quốc gia giàu có hiện kéo dài thời gian đại dịch.
“Đó là chuyện tích trữ mọi thứ, vào lúc khởi đầu đại dịch với các trang bị bảo hộ y tế PPE".
"Điều đó không chỉ bất công mà còn vô nhân đạo, nó kéo dài đại dịch và hậu quả là nhiều người mất mạng".
'Tôi nghĩ chúng ta cần nói rõ, những hành động như vậy chỉ kéo dài đại dịch mà thôi".
'Chúng ta có các công cụ, có đầy đủ vắc xin trên khắp thế giới, nếu chúng ta sử dụng các liều nầy không phân biệt, thì chúng ta sẽ ở trong tình thế hoàn toàn khác biệt hiện nay trên toàn cầu”, Maria Van Kerkhove.
Trong khi đó tại Tây Ban Nha,học sinh trở lại lớp học trong tuần nầy trong lúc các ca nhiễm giảm xuống, nhưng số tử vong vẫn hơn 100 người mỗi ngày.
Hiệu trưởng trường Maestro Padilla là bà Virginia Menendez nói rằng, hầu hết mọi người đã được chủng ngừa nhưng các biện pháp đề phòng vẫn được áp dụng.
“Chúng ta mở các cửa cái và cửa sổ ở trường học, vì điều quan trọng là giảm bớt các loại khí mà chúng ta thải ra, qua việc thông gió tự nhiên".
'Tại các phòng học, sẽ có các thiết bị dùng thán khí để đo mức độ dưỡng khí và dựa theo đó, chúng ta có thể hành động trong trường hợp có bất trắc xảy ra”, Virginia Menendez.
Được biết cứ 10 học sinh lớp 12 thì có 4 đã được tiêm chủng đầy đủ và chính phủ phát động các chiến dịch trên trang mạng xã hội nhằm vận động những người trẻ đi tiêm chủng.
Bà Sara Sanz 38 tuổi nói rằng, việc nầy tốt hơn cho trẻ em như con trai bà sẽ học trong lớp.
“Việc tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ em là chuyện hết sức quan trọng, để chúng có mối quan hệ với bạn bè và với thầy cô giáo, bởi vì chuyện nầy không giống như ở nhà và học qua một máy vi tính, thay vì trực tiếp với thầy cô giáp vì họ sẽ dạy dỗ tốt hơn”, Sara Sanz.
“Hậu quả hết sức lớn lao không chỉ là áp lực về nhân viên, mà còn tất cả áp lực tâm lý lên người y tá hiện hoạt động trong một môi trường mà họ biết đồng nghiệp của họ phải ra đi và sẽ bị cách ly”, Kerru Nuku.
Trong khi đó, thành phố lớn nhất tại Tân Tây Lan là Auckland vẫn bị phong tỏa gắt gao cho đến ít nhất là đến thứ ba ngày 14 tháng 9 sắp tới, trong khi các hạn chế được giảm bớt tại các nơi khác.
Thủ Tướng Tân Tây Lan, Jacinda Ardern nói rằng, nước nầy vẫn nhắm đến việc chấm dứt vụ bùng phát và không thể lơi lỏng.
Có 29 nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Auckland đã phải cách ly, sau khi một người đàn ông xét nghiệm dương tính COVID-19 đã ngồi chung với các bệnh nhân khác, trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm.
Người nầy được nhận vào bệnh viện Middlemore ở Auckland hôm thứ bảy ngày 4 tháng 9, sau khi cảm thấy đau bụng.
13 trong số 29 nhân viên y tế bị cách ly, là y tá.
Bà Kerru Nuku thuộc tổ chức Y tá Tân Tây Lan nói rằng, nỗi lo sợ COVID-19 cộng thêm với áp lực tinh thần mà các y tá gánh chịu trong thời gian đại dịch.
“Hậu quả hết sức lớn lao không chỉ là áp lực về nhân viên, mà còn tất cả áp lực tâm lý lên người y tá hiện hoạt động trong một môi trường mà họ biết đồng nghiệp của họ phải ra đi và sẽ bị cách ly”, Kerru Nuku.
Trên toàn cầu trong 28 ngày qua, có hơn 273 ngàn người chết vì COVID-19 và có hơn 17 triệu ca nhiễm.
Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại