Công ty vỏ ở ngoại quốc hoạt động trên danh nghĩa của một công ty nằm ở một địa điểm khác, nơi các giám đốc hay cổ đông cư trú.
Các tài khoản này được các công ty lớn hay người giàu thành lập với mục đích giảm tiền thuế phải đóng của công ty mẹ hoặc giúp các nhân che dấu tài sản thật sự của họ.
Một nhóm đảo nhỏ trong vùng biển Caribbean nổi tiếng là thiên đường thuế - hoặc nơi mà mức thuế suất tương đối thấp hay chính sách thuế vô cùng thuận lợi - như Thụy Sĩ, Hồng Kông và Monaco.
Có trụ sở tại Melbourne, ông Andrew Conway là Giám đốc Điều hành của Viện Kế toán Công.
Ông Andrew nói rằng việc thiết lập tài khoản với các công ty vỏ có thể là một cách để giảm nghĩa vụ đóng thuế tại quê nhà.
"Thực tế là những người làm kinh doanh cố gắng trốn tránh cơ quan thuế, cố gắng để tránh phải trả một phần thuế hợp pháp là mối quan tâm lớn đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Luật pháp Úc yêu cầu bất kỳ nguồn thu nhập hay giao dịch nào đều phải được báo cáo cho chính quyền Úc."
Quần đảo British Virgin có dân số khoảng 28 ngàn người, nhưng nơi đây cũng là nhà của hơn nửa triệu công ty tương tự như công ty vỏ.
Các công ty này có thể được thiết lập ở đó và nơi ẩn trú cho các loại thuế khác kể cả mức ít ỏi như một ngàn đô la.
Trong khi trên giấy tờ các công ty này nhìn như thật thì bạn sẽ có thể không tìm thấy văn phòng của chúng cũng như các công ty này không tiến hành kinh doanh thật sự.
Để tạo thêm lớp bảo mật, một người ngẫu nhiên có thể được bổ nhiệm làm giám đốc, thay cho tên chủ sở hữu thật sự.
Ông Andrew Conway nói rằng những công ty như vậy không nhất thiết phải hoạt động bất hợp pháp và có thể dùng được vì những lý do chính đáng.
Nhưng, ông nói, các công ty này cũng cho phép liên kết với họ để tránh kê khai thu nhập và tài sản.
"Có một xu hướng để chuyển các tài khoản ở nước ngoài và giữ chúng khỏi tầm kiểm soát của cơ quan thuế Úc. Điều đó có nghĩa là thuế được đánh đối với cộng đồng Úc. Chúng tôi dựa vào tiền thuế tại Úc để cung cấp các dịch vụ thiết yếu như giáo dục, trường học , lực lượng quốc phòng v.v..."
Việc này hiện đang được các cơ quan chức năng của Úc điều tra, có khoảng 800 người dân có nhiều tài sản đã được nêu tên trong Hồ sơ Panama.
Trợ lý Tổng trưởng Ngân khố Kelly O'Dwyer nói rằng chính phủ cam kết điều tra đến ngọn ngành sự việc này.
"Nếu những người này cố ý tiến hành giao dịch của mình để trốn thuế tại Úc thì đây rõ ràng là vi phạm pháp luật."
11,5 triệu tài liệu mật bị rò rỉ của công ty luật Mossack Fonseca tại Panama đang gây chấn động thế giới, khi chúng hé lộ 12 nguyên thủ quốc gia đương nhiệm cũng như mãn nhiệm có liên quan đến các tài khoản bí mật tại nước ngoài. Rất nhiều người nổi tiếng, như các ngôi sao thể thao, điện ảnh, các tỷ phú, người nhà các chính trị gia khắp thế giới, cũng bị phát hiện có dính líu đến Mossack Fonseca.
Ông Gerard Ryle, Giám đốc của Nghiệp đoàn quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ), cho biết tài liệu bị tung ra cho thấy hoạt động hàng ngày của công ty Mossack Fonseca trong suốt 40 năm qua.
Mossack Fonseca hiện được xem như một trong 5 công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực bán buôn các dịch vụ bí mật ở nước ngoài. Công ty này có hơn 500 nhân viên và cộng tác viên, tại hơn 40 văn phòng khắp thế giới, bao gồm ba văn phòng tại Thụy Sĩ và 8 văn phòng tại Trung Quốc, điều tra của Liên đoàn Phóng viên Điều Tra Quốc tế (ICIJ) cho biết.