Bầu cử 2016: Chính sách ngoại giao của hai chính đảng

Hàng viện trợ trên chiếc máy bay C-17 Globemaster

Hàng viện trợ trên chiếc máy bay C-17 Globemaster Source: AAP

Hợp tác với khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, chống chủ nghĩa cực đoan khủng bố, bảo vệ biên giới Úc, quan hệ bền vững và sâu xa với Hoa Kỳ, đều là những chủ đề quan trọng đối với tương lai nước Úc. Lập trường về các vấn đề ngoại giao của hai chính đảng trước ngày bầu cử Liên bang ra sao?


Chính sách ngoại giao liên quan đến các vấn đề, sẽ định hình vị thế chiến lược của Úc, trong một khung cảnh ngày càng gia tăng về an ninh và kinh tế toàn cầu.
Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop cho biết việc gia tăng thịnh vượng, cũng là mục tiêu căn bản của chính sách ngoại giao Úc.

Bà Bishop cho biết, thế giới thay đổi nhanh chóng và nước Úc phải tìm ra những đường hướng khôn ngoan và tốt đẹp hơn để giải quyết các vấn đề, nhằm đáp ứng các thử thách và nắm lấy các cơ hội.

"Nghị trình ngoại giao về kinh tế của chúng ta, xây dựng trên kế hoạch của Liên đảng về công việc và phát triển, cũng như được phản ảnh qua các thỏa ước tự do mậu dịch mà chúng ta đã ký với Trung quốc, Nhật bản, Nam hàn và mối quan hệ toàn diện mới với Singapore".

"Hàng ngàn doanh nghiệp Úc hưởng lợi từ các thỏa ước nầy, có nghĩa là có thêm nhiều công việc tại nước Úc".

Bà Bishop nói rằng, nước Úc phải bảo đảm Hoa kỳ vẫn quan tâm đến khu vực Á châu, sau cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ.

Bà cho biết, việc đó cũng nằm trong quyền lợi của nước Úc, khi duy trì mối quan hệ thân hữu tốt đẹp nhất, dù cho ai là Tổng thống tại Hoa kỳ.

Phát ngôn nhân đối lập về ngoại giao là bà Tanya Plibersek nói rằng, không có lý do để Úc nên chọn lựa, giữa việc gia tăng giao thương với Trung quốc và đồng minh quân sự với Mỹ.

Bà cho biết, điều tốt đẹp là Úc duy trì quan hệ ngoại giao thân hữu, với cả hai nước.

"Đồng minh với Hoa kỳ là việc rất quan trọng cho tương lai chúng ta, dĩ nhiên là Lao động theo đuổi việc nầy, từ sau Thế chiến thứ hai".

"Chúng ta nói rằng, mối quan hệ của chúng ta với các định chế quốc tế như Liên hiệp quốc và các tổ chức phụ thuộc, dẫn đến các sắp xếp trong khu vực Á châu, cũng rất quan trọng đối với tương lai của chúng ta và chúng tôi muốn là những thành viên tích cực".

"Thứ ba, chúng ta nói rằng dĩ nhiên lập trường của chúng ta tại Á châu, tại các nước trong vùng Ấn độ dương và Thái bình Dương là rất quan trọng cho tương lai chúng ta, tạo ra hầu hết các cơ hội do vị trí của chúng ta, mang lại cho chúng ta thử thách lớn lao cho bất cứ chính phủ nào".

Biển Đông cũng là trung tâm của các căng thẳng lâu dài trong vùng, với việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Trung quốc và Việt Nam, cũng như với các nước Á châu khác như Mã Lai, Nam Dương và Đài loan.

"Chúng tôi ủng hộ quyền cuả các quốc gia có quyền hoạt động tự do trong không phận quốc tế, phù hợp với luật quốc tế và lập trường của chúng ta không thay đổi liên quan đến đến bất cứ nước nào". Tổng trưởng Quốc phòng Úc, bà Marise Payne.


Phát ngôn nhân đối lập về quốc phòng là ông Stephen Conroy nói rằng, một chính phủ Lao động có thể cho phép Hải quân Úc, được quyền tổ chức các cuộc tập trận độc lập, trong các lãnh hải bị tranh chấp ở biển Đông.

"Chúng tôi sẽ cho quân đội có quyền tổ chức cuộc diễn tập quân sự, nếu họ tin rằng việc nầy cần thiết và an toàn".

"Quí vị không thể tuyên bố trước những gì quí vị đang làm và phải cẩn trọng khi nhận được các lời cố vấn".

"Thế nhưng tôi tin rằng, chiến dịch hiện diễn ra tại biển Đông, khi chứng kiến các dàn khoan dầu được kéo vào hải phận của nước khác 2 hay 3 năm trước đây, đơn phương tuyên bố các vùng đánh cá, xây dựng lén lút các đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm".

"Việc nầy rõ ràng không chỉ một quốc gia, tôi muốn làm thật rõ những ai làm chuyện nầy, đó là việc chẳng ích lợi chi cả và chỉ làm mất ổn định khu vực".

Trong khi đó Tổng trưởng Quốc phòng, bà Marise Payne nói rằng, chính phủ không bình luận công khai về các hoạt động trong tương lai của quân đội.

Thế nhưng bà cho biết, quyền lợi của Úc là có được một khu vực ổn định và an ninh.

"Chúng tôi ủng hộ quyền cuả các quốc gia có quyền hoạt động tự do trong không phận quốc tế, phù hợp với luật quốc tế và lập trường của chúng ta không thay đổi liên quan đến đến bất cứ nước nào".

"Chúng ta không theo phe nào qua các tranh chấp trong vùng, thế nhưng khuyến khích xử dụng luật quốc tế và các cơ chế trong vùng để giải quyết các vấn đề đó".

Chiến đấu chống lại khủng bố, cũng là một vấn đề quan trọng.

Cả hai đảng cam kết trợ giúp các nỗ lực quốc tế, để chống lại khủng bố.

Nước Úc cam kết đánh bại phiến quân tự xưng nhà nước Hồi giáo IS, với ngân khoản hơn 500 triệu đô la mỗi năm và vẫn còn binh sĩ Úc tại A phú hản, giúp đỡ trong việc huấn luyện quân đội nước nầy.

Tuy nhiên bà Tanya Plibersek nói rằng, Lao động ủng hộ hành động của Úc tại Iraq và Syria, thế nhưng Lao động kêu gọi nên có cách thức tốt hơn, để phân phát hàng cứu trợ nhân đạo.

Bà cũng nói rằng, Lao động sẽ xem xét rất cẩn thận bất cứ yêu cầu nào, về việc gia tăng trợ giúp tại A phú hản.




Share