Vụ tàu Tampa đã thay đổi nước Úc sau 20 năm qua

Tampa affair

Christmas Island, August 29, 2001. Handout picture of an Indonesian ferry carrying 438 asylum seekers Source: AAP/Wallenius Wilhelmsen

Sự kiện chiếc tàu Tampa diễn ra giữa biển vào năm 2001, theo đó đã thay đổi chính sách của nước Úc về người tầm trú. Vào thời đó, ngày càng có nhiều người đến Úc bằng thuyền để được tạm trú với hy vọng sẽ định cư tại Úc. Mười năm trôi qua, chính sách di trú của Úc đã thay đổi như thế nào?.


Vào ngày 24 tháng 8 năm 2001, một chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ tên là Palapa 1, bắt đầu chìm tại một nơi cách đảo Christmas của Úc khoảng 140 kí lô mét về phía bắc, ngoài khơi bờ biển viễn bắc của Tây Úc và nơi nầy được xem thuộc hải phận quốc tế.

Mặc dù chiếc thuyền nhỏ bé, nhưng đã chở theo 438 người tầm trú phần lớn thuộc sắc tộc Hazara.

Họ trốn chạy khỏi Afghanistan do lo sợ bị tàn sát dưới chế độ Taliban và phải trả tiền cho những kẻ buôn người tại Indonesia để đến nước Úc.

Vào ngày 26 tháng 8, Trung tâm Phối Hợp Cứu Hộ Úc Châu gởi một tin nhắn đến các tàu bè ở gần chiếc tàu chìm.

Abbas Nazari lúc đó mới 7 tuổi trên chiếc tàu chìm kể lại.

“Tình trạng đạt đến một điểm mà cha mẹ tôi chỉ biết cầu nguyện, vì chúng tôi chắc sẽ chết giữa biển".

"Thi hài rồi sẽ trôi giạt vào bờ và chúng tôi sẽ được chôn cất trên đất liền".

'Lời cầu nguyện của đã được đáp ứng vì do một điều hết sức mầu nhiệm, chúng tôi sống sót đêm đó và chẳng mất một người nào".

'Vào chiều hôm đó chiếc tàu Tampa xuất hiện ở chân trời và chúng tôi được cứu thoát”, Abbas Nazari.

Trong khi đó, thuyền trưởng của một tàu chở hàng Na Uy có tên là Tampa, là ông Arne Rinnan.

Ông nầy đồng ý giúp đỡ cho chiếc thuyền bị nạn, theo luật lệ truyền thống trên biển.

Nay 81 tuổi, ông cho SBS biết còn nhớ rất rõ khi nhận biết chính ông lâm vào trung tâm của một vấn đề khó khăn quốc tế.

“Đó chẳng phải là một vấn đề về người tỵ nạn vào lúc ban đầu, những gì chúng tôi làm chỉ là cứu người trên biển mà thôi”, Arne Rinnan.

Sau khi thuyền trưởng Rinnan và thủy thủ đoàn cứu những người trên chiếc thuyền bị nạn sắp chìm, thì ông nhận được một cú gọi từ Indonesia khuyên ông nên chở những người bị nạn về cảng Merak ở Indonesia.

Thế nhưng có 5 người tầm trú lên phòng thuyền trưởng và yêu cầu nên đi đến Úc, đặc biệt là đảo Christmas.

Lo sợ những người nầy có thể nhảy xuống biển hay tạo loạn, thuyền trưởng Rinnan đồng ý thay đổi hải lộ và hướng đến đảo Christmas.

Thế nhưng chính phủ Úc từ chối cho phép chiếc tàu đi vào hải phận của Úc và đe dọa sẽ truy tố thuyền trưởng Arne Rinnan là kẻ buôn lậu người, nếu ông nầy tiếp tục hải trình.

Khi tàu Tampa chuẩn bị đi vào hải phận của Úc, thuyền trưởng Rinnan yêu cầu được phép cập vào đảo Christmas, khi cho biết một số người tầm trú bị bất tỉnh và những người khác bị kiết lỵ.

Chính phủ Úc cung cấp việc trợ giúp thực phẩm và y tế, thế nhưng không cho phép tàu cập bến.

Tin tức của SBS lúc đó cho biết.

"Biệt kích Úc SAS tiếp cận chiếc tàu, thế nhưng thuyền trưởng từ chối ra khỏi hải phận của Úc và Chính phủ ra nghị quyết buộc chiếc tàu ra khỏi nơi nầy”, SBS News.

Thủ Tướng Úc thời bấy giờ là ông John Howard quyết định, không ai được phép đặt chân lên nước Úc.

“Chúng tôi quyết định họ không thể lên đất Úc”, John Howard .

Đến ngày 29 tháng 8, thuyền trưởng Rinnan mất hết kiên nhẫn với chính phủ Úc và tuyên bố tình trạng khẩn cấp, rồi tiến vào hải phận Úc mà không có phép.

Tàu Tampa vượt qua biên giới thuộc lãnh hải Úc và nhà cầm quyền Úc cảnh cáo thuyền trưởng Rinnan rằng, ông đã vi phạm luật pháp của nước nầy.

Chính phủ Úc đã biệt phái 45 biệt kích SAS lên tàu và ngăn cản tàu Tampa tiến gần đảo Christmas.

Vào lúc đó ông Howard tuyên bố, ‘Tôi tin rằng vì quyền lợi của nước Úc, chúng tôi vạch một lằn ranh giới hạn cho con số người đến Úc bất hợp pháp và không thể kiểm soát được’.
“Chính tôi cảm thấy xấu hỗ khi nước Úc chúng ta đối xử với người tầm trú theo cách thức như vậy”, Harry Minas.
Trong vòng vài ngày, chính phủ thông qua một loạt luật lệ được biết dưới tên ‘Giải pháp Thái Bình Dương’, có nghĩa là người tầm trú đến Úc bằng thuyền có thể bị thanh lọc ở ngoài nước Úc.

Đến ngày 1 tháng 9, chính phủ đạt được thỏa thuận với người tầm trú trên tàu Tampa rằng, họ sẽ được đưa đến Tân Tây Lan hay Nauru, để thanh lọc tình trạng tầm trú.

Có 150 người được đưa đến New Zealand, những người còn lại đến Nauru và một số ở đó trong 3 năm.

Việc hành sử trong chuyện tàu Tampa và Giải pháp Thái Bình Dương của Úc bị nhiều chỉ trích quốc tế và chuyện nầy vẫn tiếp tục cho đến nay.

Thế nhưng chính phủ thời bấy giờ bảo vệ cho việc hoàn thành chính sách di trú khi cho rằng, việc nầy cứu mạng nhiều người bằng cách không khuyến khích họ đến Úc trên những chiếc thuyền hết sức mong manh.

Vào ngày 7 tháng 10, chiến hạm HMAS Adelaide đã ngăn chận các thuyền chở người tầm trú và Tổng Trưởng Di trú thời bấy giờ là ông Phillip Ruddock cáo buộc rằng, những người trên tàu đã ném trẻ em xuống biển để được tàu Úc vớt.

Ngay cả trong một phiên điều trần tại Thượng Viện tìm thấy, chẳng có trẻ em nào gặp nguy cơ trong việc chính phủ hành động trong vụ cũng như trường hợp của tàu Tampa, thế nhưng Liên Đảng Tự do và Quốc gia lại đạt được nhiều ủng hộ trong các cuộc thăm dò ý kiến, trước ngày diễn ra cuộc bầu cử liên bang.

Chính phủ Howard vận động cho chính sách bảo vệ chặt chẽ biên giới cũng như an ninh quốc gia, đặc biệt sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 tại Nữu Ước, diễn ra chỉ sau vụ tàu Tampa vài tuần lễ.

Giáo sư Harry Minas là một thành viên trong nhóm cố vấn về việc giam giữ người tầm trú của chính phủ lúc bấy giờ cho biết.

“Vụ Tampa đưa ra một cơ hội, khi diễn ra chẳng bao lâu trước cuộc bầu cử".

"Chính phủ lúc bấy giờ muốn thi hành biện pháp cứng rắn để bảo vệ biên giới và chính tàu Tampa đã tạo nên cơ hội”, Harry Minas.

Đến tháng 11 năm 2001, Liên Đảng Tự do Quốc gia được tái cử với đa số gia tăng, bất chấp việc luôn đứng sau đảng Lao Động trong các cuộc thăm dò công luận suốt nhiều tháng trước cuộc khủng hoảng Tampa.

Chính sách quay ngược thuyền về nơi xuất phát cùng thủ tục thanh lọc ngoài nước Úc được hoàn thành sau vụ khủng hoảng tàu Tampa, vẫn còn là một đặc tính trong chính sách bảo thủ kể từ đó.

Thế nhưng đây không phải là điều mà giáo sư Minas hoan nghênh.

“Chính tôi cảm thấy xấu hỗ khi nước Úc chúng ta đối xử với người tầm trú theo cách thức như vậy”, Harry Minas.

Vào tháng 5 năm 2002, thuyền trưởng Rinnan và thủy thủ đoàn đã được trao tặng ‘Giải Thưởng Người Tỵ Nạn Nansen’, nhằm vinh danh những người nhận giải về nhân quyền khi kể ra ‘Lòng quả cảm và cương quyết bảo vệ người tỵ nạn của họ’ qua việc cứu vớt 438 người tầm trú giữa biển khơi.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share