Viva: Làm thế nào để giảm lượng đường trong khẩu phần dinh dưỡng

Sweets

Sweets Source: APP

Gần 2 phần 3 người lớn tại Úc hoặc nặng cân hay béo phì và các nhà dinh dưỡng nghi ngờ việc ăn uống có nhiều chất ngọt là nguyên nhân chính yếu.


Người Úc cũng tiêu thụ trung bình 26 muỗng đường một ngày, vì vậy chẳng ngạc nhiên khi có nhiều người vẫn nặng ký.

Chúng tôi nói chuyện với các chuyên gia về việc cắt giảm lượng đường tiêu thụ trong thực phẩm hàng ngày.

Con người sinh ra là đã thích ăn ngọt bẩm sinh từ khi chào đời, sữa mẹ là vị giác đầu tiên cho bé sơ sinh đều có vị ngọt.

Theo Giáo sư Timothy Gill thuộc đại học Sydney, đó là lý do vì sao chúng ta luôn chuộng các thức ăn ngọt.

Ông nầy chuyên môn về dinh dưỡng, chứng béo phì và việc ngăn ngừa các chứng bệnh kinh niên.

Giáo sư Gill đề nghị, nên kiểm soát nhãn hiệu thực phẩm để theo dõi lượng đường chúng ta ăn vào.

“Khi chúng ta quyết định có bao nhiêu đường trong sản phẩm, thì chúng ta cần nhìn vào cả số lượng đường trong 100 gram thực phẩm, cũng như tổng số trọng lượng mà chúng ta sẽ tiêu thụ".

"Vì vậy chúng ta biết một cách tổng quát là có khoảng 4 gram đường trong mỗi muỗng cà phê. Vì vậy nếu một sản phẩm trên kệ cho biết có 10 gram đường trong 100 gran thực phẩm, thì chúng ta sẽ tiêu thụ 250 gram thực phẩm đó, rồi quí vị sẽ thấy nó tương đương với 10 muỗng đường chỉ trong một sản phẩm mà thôi”, Timothy Gill.

Giáo sư Gill tìm thấy rằng, các cộng đồng di dân như Ả rập và Phi châu, thường thích các thực phẩm có nhiều đường.

Điều quan trọng là các di dân mới đến, hiểu biết về loại thực phẩm họ mua và hậu quả của các loại thực phẩm nầy, đối với sức khỏe của họ.

“Các di dân mới đến Úc đôi khi không biết về số lượng đường trong các món ăn chơi. Họ tin rằng đó là những món ăn lành mạnh và cũng có vẻ lành mạnh nữa".

"Chẳng hạn như các thanh muesli dường như không sao và tốt cho sức khỏe, một vài loại bánh qui và bánh ngọt có vẻ là những sản phẩm đúng đắn, thế nhưng tất cả đều chứa một lượng đường rất lớn”, Tim Gill.

Tổ chức Y tế thế giới WHO đề nghị, quí vị nên tiêu thụ mức đường khoảng 5 phần trăm, trong số calories hàng ngày.

Chắc chắn đây là một thử thách cho những ai thích ngọt, thế nhưng với ông David Fam 77 tuổi, thì đó là một miếng bánh.

Ông đã sống một cuộc đời chẳng lo lắng chi đến đường, cho đến khi ông bị bệnh tiểu đường loại 2, khoảng 20 năm trước đây.

“Chỉ cần 2 đến 3 phần trăm đường là đủ cho thực phẩm của quí vị, nếu quí vị nhìn vào nhãn hiệu trên thực phẩm đóng gói, vì vậy đó là điều hết sức quan trọng".

"Tôi tìm thấy có một vài loại thực phẩm, nếu quí vị nhìn kỹ nó có thể lên đến 44 đến 50 phần trăm, có nghĩa là phân nửa sản phẩm chứa toàn đường. Việc đó thực sự nên tránh, cho dù không phải là bệnh nhân tiểu đường đi nữa”, David Fam.

Chuyên viên dinh dưỡng có trụ sở tại Brisbane là bà Michelle Tong nhận xét rằng, cộng đồng người Hoa thường thích bánh qui và bánh lạt, được xem là sự lựa chọn cho sức khỏe hơn.

“Tôi đoán chừng có người nói được và người nói không về loại bánh lạt nào, nếu nó có nhiều hạt trong đó thì có lẽ là cách chọn lựa tốt hơn, thế nhưng hầu hết mọi người có khuynh hướng chọn loại ngọt hơn và quí vị biết, việc chọn một món ăn vặt dường như gia tăng lượng đường nhập vào cơ thể, thay vào đó có lẽ họ nên chọn trái cây hay yoghurt để ăn vặt tốt hơn”, Michelle Tong.

Còn nhà dinh dưỡng và chuyên viên về việc kiêng ăn Alan Barclay, là tác giả quyển sách “Quản lý bệnh Tiểu đường loại 2’ và ‘Hướng dẫn về Đường và Chất Tạo Ngọt Nhân Tạo’.

Ông cho biết chúng ta cần phải quan tâm đến những thực phẩm nói là không có đường, vốn góp phần vào việc giảm bớt năng lượng, gây sâu răng và các vấn đề về việc nhai thức ăn.

Chúng gồm có các loại đường viên, si rô mật lúa mạch và mật ong.

“Hầu hết các sản phẩm gần như không có chất khoáng, viamin hay chất sợi, vì vậy chúng chỉ cung cấp thêm năng lượng mà thôi".

"Khi chúng ta ngày càng già đi, chúng ta thường ít hoạt động và mất khi cơ bắp, đó là ý niệm được gọi là ‘sarcopenia’ khi cơ bắp giảm đi cùng các cơ phận cũng giảm hoạt động, chúng ta cần chắc chắn là thực phẩm và thức uống có đủ chất dinh dưỡng, nếu không chúng ta sẽ lên cân. Do đó quí vị sẽ tăng trọng và có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch nữa”, Alan Barclay.

Điều quan trọng cần nhớ, là các hậu quả thiên nhiên của đường thay thế được quảng cáo là lành mạnh, thì cuối cùng vẫn là đường.
"Quí vị có thể tiêu thụ đường và quí vị có thể có chất đạm carbohydrate, nếu quí vị luôn luôn hoạt động và tập thể dục, quí vị tìm thấy mức đường không cao bởi vì chúng bị đốt hết”, David Fam.
Ông Alan Barclay đề cập đến những chất như mật ong và đường bổi hay đường nguyên chất.

Ông khuyến khích mọi người chớ nên lầm lẫn, về những gì được xem là thay thế tốt hơn cho chất đường.

“Vì vậy những loại thực phẩm thay thế được quảng cáo là tốt hơn là đường, như loại si rô lúa mạch chẳng hạn cũng được xem là không có đường, dĩ nhiên chất đường glucose dưới một tên khác là ‘dextrose’ và được các tác giả địa phương trong những năm gần đây xem là tốt hơn đường, thế nhưng thực sự không phải vậy".

"Do định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, đó là những chất không có đường và người ta không nên tiêu thụ chúng".

"Thay vào đó, chúng cũng không tốt hơn, vì cũng cung cấp số năng lượng tương đương về kilojoule, chúng không có chất sợi, vitamin và chất khoáng”, Alan Barclay.

Ông cho biết, nguồn gốc thông thường nhất của những thứ không có đường trong khẫn phần dinh dưỡng của người Úc trên 50 tuổi, là các thức uống ngọt.

Một lon nước ngọt có thể bao gồm đến 9 muỗng đường, thế nhưng chúng ta thường có thói quen bỏ qua, khi thêm đường vào cà phê và trà.

Ông đề nghị các loại đường nhân tạo, vừa đơn giản lại vừa hữu hiệu, trong việc giảm bớt lượng đường nhập vào và áp dụng cho làm bánh nữa.

“Quí vị không chỉ mua loại chất ngọt nhân tạo sweetener, thế nhưng một số các sản phẩm trên thị trường, có nửa đường nửa chất ngọt nhân tạo".

"Loại mới nhất có chất Stevia và rất tốt để nấu nướng hay làm bánh, vì dĩ nhiên, đường không chỉ làm thêm ngọt, mà còn khiến cho nó có màu nâu trông đẹp mắt".

"Vì vậy bằng cách xử dụng chất pha trộn nầy thường là 50/50, quí vị vẫn có được vị ngọt mà không có đường, thế nhưng lại không gia tăng calories”, Alan Barclay.

Quí vị có thể thích chọn nước ép trái cây như là một chọn lựa lành mạnh thay cho nước ngọt, thế nhưng theo bà Michelle Tong thì không đúng như vậy.

Những gì tốt hơn nước ép trái cây là ăn trái cây tươi, bà đề nghị mọi người nên có một hay hai miếng trái cây mỗi ngày.

“Liên quan đến nước ép, nếu quí vị nghĩ đến chuyện nầy thì nó hoàn toàn cô đặc, vì vậy có lẽ chỉ có một ít trái cây trong một ly nước ép".

"Chẳng hạn như một ly nước ép, nếu quí vị ngồi xuống ăn một miếng trái cây, thì quí vị không thể tiêu thụ nhiều được, không thể ăn 3 quả cam cùng một lúc được”, Michelle Tong.

Còn giáo sư Tim Gill cho biết, điều quan trọng là mọi người nên phân biệt giữa loại thực phẩm có thêm đường và loại đường thiên nhiên.

“Chúng ta không khuyến khích những cụ già đặc biệt ít ăn trái cây tươi và rau củ, nên giảm bớt phần rau quả mà họ tiêu thụ, khi họ tin tưởng là có chứa chất đường trong đó”.

Còn với ông David Fam, vốn sống sót sau nhiều năm với thực phẩm không có đường, ông thực sự quản lý cuộc sống của mình, bằng cách ăn uống khỏe mạnh và luôn năng động.

Ông thường tập yoga và dự hai trận đấu quần vợt mỗi tuần, cũng như trông nom trồng tỉa mảnh đất rộng một mẫu rưỡi chung quanh nhà ông.

"Quí vị có thể tiêu thụ đường và quí vị có thể có chất đạm carbohydrate, nếu quí vị luôn luôn hoạt động và tập thể dục, quí vị tìm thấy mức đường không cao bởi vì chúng bị đốt hết”, David Fam.

Quí vị muốn biết thêm thông tin về việc ăn uống lành mạnh cho bệnh tiểu đường, xin vào trang mạng của Diabetes Australia.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share