Hãng hàng không Virgin Australia loan báo kế hoạch giải cứu, nhằm lèo lái hãng nầy ra khỏi bờ vực sụp đổ.
Có khoảng 3 ngàn công việc sẽ bị cắt giảm theo kế hoạch giảm bớt nhân lực của hãng, vốn đang bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tổng Giám Đốc Virgin là ông Paul Scurrah cho biết, đây là một ngày hết sức khó khăn cho hãng hàng không.
“Nói chung đây là một ngày hết sức khó khăn cho 3 ngàn nhân viên của chúng tôi".
"Ý định của chúng tôi là sẽ trở lại 8 ngàn nhân viên một khi chúng tôi thấy được nhu cầu, trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra”, Paul Scurrah.
Trong khi lực lượng lao động bị cắt giảm một phần ba, thì 6 ngàn nhân viên khác vẫn giữ được công việc.
Thế nhưng hãng hàng không giá rẽ là Tigerair sẽ bị đình chỉ hoạt động hoàn toàn, còn Virgin sẽ thu gọn đội ngũ phi cơ của mình, khi nhắm vào các chuyến bay nội địa và những chuyến quốc tế với quãng đường bay ngắn.
Còn các chuyến bay quốc tế đường dài sẽ bị đình hoãn cho đến khi thị trường du lịch toàn cầu được hồi phục, mà theo ông có thể phải mất nhiều năm nữa.
“Đó sẽ là một giai đoạn khó khăn khi chúng ta trải qua trận đại dịch".
"Vì vậy điều rất quan trọng là chúng ta cân bằng trong đối chiếu biểu của doanh vụ vốn rất linh động, để qua được đại dịch và trở thành một hãng hàng không cạnh tranh mạnh mẽ sau đó”, Paul Scurrah.
Hồi tháng 6, Qantas loan báo cắt giảm 6 ngàn công việc, như một phần trong kế hoạch phục hồi hậu COVID-19.
Ông Michael Kaine thuộc Nghiệp đoàn Công nhân Vận tải cho biết, đó quả là một ngày tệ hại cho kỹ nghệ nầy.
“Thêm một ngày thảm họa nữa cuả lãnh vực hàng không, chúng tôi luôn nghĩ đến những nỗ lực cao nhất và tích cực nhất, cũng như hỗ trợ các công nhân và gia đình của họ”, Michael Kaine.
"Nền kinh tế toàn cầu phải có khu vực hàng không hoạt động trong một môi trường mạnh mẽ, để hồi phục các doanh nghiệp trở lại”, Doug Drury.
Được biết đại dịch COVID-19 đã khiến cho hãng hàng không đứng hàng thứ hai tại Úc, phải lâm vào tình trạng tự nguyện quản lý, với số nợ lên đến khoảng 7 tỷ đô la.
Công ty cổ phần của Mỹ là Bain Capital, hy vọng chính thức sẽ là chủ nhân mới của hãng hàng không Virgin, khi việc bỏ phiếu về chuyện bán đi Virgin, được thực hiện vào cuối tháng nầy.
Virgin cho biết các nhân viên bị giãn việc sẽ được yêu cầu nghỉ việc tự nguyện, còn những người không đi làm được do các hạn chế đi lại, sẽ tiếp tục nhận được các chi trả về JobKeeper.
Trong khi đó, các chuyên gia hàng không nói rằng các thay đổi dù khá cứng rắn, nhưng rất cần thiết trong hoàn cảnh hiện tại.
Giáo sư Doug Drury là một chuyên gia hàng không thuộc đại học Nam Úc cho biết.
“Mọi hãng hàng không đều cảm nhận chuyện nầy như nhau, tại Âu Châu, Á Châu, Hoa Kỳ và ngay tại nước Úc nầy".
"Nền kinh tế toàn cầu phải có khu vực hàng không hoạt động trong một môi trường mạnh mẽ, để hồi phục các doanh nghiệp trở lại”, Doug Drury.
Hãng hàng không Virgin cho biết các điểm do hành khách đi lại thu được và thẻ sử dụng hãng hàng không nầy thường xuyên, vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Virgin không loại trừ việc thành lập một hãng hàng không giá rẽ khác trong tương lai, nếu thị trường tỏ ra thuận lợi để thực hiện.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại