Ngày 30/4 năm nay diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt.
Đại dịch COVID-19 và Việt Nam vừa nới lỏng lệnh giãn cách xã hội.
Đây là 45 năm sau cuộc chiến, một cột mốc chẳn mà theo thông lệ thuờng được nhà nước Việt Nam đánh đấu bằng những lễ lạc lớn hơn những năm lẻ.
Năm nay, ngay trước ngày 30/4 thì Trung Quốc tung ra Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng như là một bằng chứng của chính quyền Cộng sản công nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc. Sự việc này có tác động gì đến việc nhà cầm quyền tổ chức ngày 30/4 năm nay hay không?
Câu hỏi này đựơc đặt ra với bốn nhà văn nhà báo hiện đang sống tại Việt Nam: nhà văn Nguyễn Viện, nhà báo Ngọc Vinh -cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ ở Sài Gòn, nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, và nhà báo Võ Đắc Danh .
Trong câu chuyện có hai vấn đề được đặt ra: Chính quyền kỷ niệm 30/4 và vấn đề hoà giải
Trong vấn đề thứ 1, không khí của ngày 30/4 năm nay tại Sài Gòn và trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong mối tương quan với Công hàm 1958 Phạm Văn Đồng ký mà Trung Quốc tung ra ngay trước ngày 30/4 để khẳng định chủ quyền của họ ở hai quần đảo Hoàng Sa khiến cho chính phủ VNCH được đặt lại vào bàn cân quốc tế trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Lễ 30/4 năm nay là một cách mà chính quyền Việt Nam trả lời cho vấn đề này.
Vấn đề thứ hai, chiến tranh đã chấm dứt 45 năm nhưng vết thương quá khứ vẫn rỉ máu. Trên các trang mạng xã hội, những câu chuyện tuẫn tiết của các binh sĩ VNCH, chuyện vượt biển, tù cải tạo, kinh tế mới, đánh tư sản được chia sẻ đã mở ra những trang sử đẫm máu và nước mắt, đầy đau thương và oan khiên của người Việt. Những câu chuyện khiến nhiều những bàng hoàng. Không ít những những tiếng kêu xin khép lại quá khứ, đừng khơi gợi đừng làm vết thương tiếp tục rỉ máu. Liệu có hay không một cuộc hoà giải?
Cuộc trò chuyện giữa Mai Hoa với bốn nhà báo kỳ cựu của làng báo chí Việt Nam để tìm câu trả lời cho các câu hỏi này.
Mỗi người từ góc nhìn của mình sẽ giúp người nghe tự vẽ ra bức tranh Việt Nam không chỉ của ngày 30/4 năm nay mà còn là một Việt nam 45 năm sau cuộc nội chiến.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung.
Nguyễn Viện. Cựu trưởng ban văn hoá nghệ thuật báo Thanh Niên. Một nhà văn “ngoài luồng”, tác giả của hơn 10 đầu sách nhưng tất cả đều tự in hoặc xuất bản tại Mỹ. Đã nhận giải thưởng về Văn (2017) và Thơ (2020) của Văn đoàn Độc Lập.
Võ Văn Tạo sinh ở Quảng Ngãi, theo ba má (đều là Việt Minh) tập kết ra Bắc theo Hiệp định Genève 1954, là Học sinh miền Nam trên đất Bắc. Năm 1971, ông tham gia quân ngũ để được "về Nam giải phóng quê hương", tham chiến Quảng Trị từ tháng 12/1971- 2/1973, rồi ra học Sĩ quan Lục quân Sơn Tây. 10/1974, được ra quân về học ĐH Ngoại thương HN. Tốt nghiệp ĐH, về Nha Trang công tác trong các doanh nghiệp du lịch, xuất nhập khẩu của nhà nước. Từ năm 2000, chuyển qua làm phóng viên, CTV cho nhiều báo ở VN.
Nhà báo Ngọc Vinh: 30 năm làm báo, cho một tờ duy nhất là Tuổi Trẻ, về hưu với vai trò trước đó là thư ký tòa soạn. Đoạt giải nhất báo chí TP HCM năm 2007. Bị đảng Cộng sản khai trừ năm 2019 vì cái tội viết phây phê phán chính quyền- ngoài vòng cương tỏa của lãnh đạo tờ báo cũng như Ban Tuyên giáo TPHCM. Nhà báo Ngọc Vinh có hai đầu sách báo chí được xuất bản là 'Sáng tối phận người' ( 1998) và 'Đảo gió hú' ( 2019). Cuốn 'Đảo gió hú' sau khi phát hành được 10 ngày thì bị nhà nước tịch thu.
Võ Đắc Danh - "Lão Nông" cầm viết. Các tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút sắc bén của Võ Đắc Danh là Nỗi Niềm U Minh Hạ, Đồng Cỏ Chát, Thế Giới Người Điên, Canh Bạc, Đồi Chợ Chợ Đời. Loạt bài 'Phóng Sự Thủ Thiêm' đưa một lượng độc giả báo mạng tìm đến với Lão Nông.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại