Việt Nam đổi chiến lược từ chặn đứng lây lan sang giảm thiểu tử vong trước đợt bùng phát Covid hiện nay

Xét nhiệm COVID-19 ở Việt Nam

Xét nhiệm COVID-19 ở Việt Nam Source: Reuters

Tính đến sáng 4/8, cả nước ghi nhận thêm 4.271 ca nhiễm Covid-19. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, chuyên ngành dịch tễ học di truyền, thuộc Đại học New South Wales và là Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học UTS nói diễn biến phức tạp của dịch bệnh làm cho nhà chức trách lúng túng.


Sáng 5/8, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận thêm 3.943 ca nhiễm mới, nhiều nhất là ở TP.HCM với 2.349 ca.

Cho đến đợt bùng phát từ hồi tháng Sáu, Việt Nam được xem là kiểm soát dịch bệnh rất tốt, nhưng sau đó đã phải chuyển sang mục tiêu giảm số ca tử vong và biến chứng.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Tuấn có một mục tiêu quan trọng hơn mà thành phố cần làm, đó là cần phải bảo toàn hệ thống y tế. 

"Thứ nhất là cần phải lên phác đồ nhập viện và nhận dạng những người nhiễm mà có nguy cơ cao. Giới chức y tế nay mới bắt đầu chuyển sang cho nhập viện những ca nặng, còn các ca F0 nhưng không bị nặng có thể để chăm sóc tại nhà. Đáng lẽ chính sách đó nên được áp dụng từ nhiều tuần trước rồi."

Sử dụng những số liệu từ Cơ quan Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cung cấp, theo tính toán của Giáo sư Tuấn thì trong trường hợp xấu nhất, số ca nhiễm có thể tăng lên chừng 10.000 - 15.000 ca một ngày.


Tp. HCM với cơ sở vật chất hiện nay thì chỉ có thể kham chừng 40.000 ca nhiễm một ngày. Nhưng số giường bệnh ICU rõ ràng là không đủ. Quan trọng hơn, máy thở ở TP.HCM và tất cả các nơi tại Việt Nam đều thiếu nghiêm trọng.
Từ trái: Giáo sư John Eisman, Giáo sư Peter Croucher, Giáo sư John Hewson và Giáo sư Tuấn Nguyễn
Từ trái: Giáo sư John Eisman, Giáo sư Peter Croucher, Giáo sư John Hewson và Giáo sư Tuấn Nguyễn Source: Supplied
Giáo sư Tuấn nói cần phải có một chiến lược lâu dài chứ không phải là cách đối phó như hiện nay.


Theo ông tiêm vaccine là chiến lược rất quan trọng, hàng đầu, cộng với giãn cách xã hội thì mới kiểm soát dịch bệnh về lâu dài và không làm tổn hại đến kinh tế.

Giáo sư Tuấn nghĩ rằng Việt Nam cần xem lại danh sách 16 diện ưu tiên tiêm ngừa của Việt Nam không theo nguyên tắc ai có nhiều nguy cơ nên được chích trước. 

Chẳng hạn, người có bệnh mãn tính và trên 65 tuổi xếp số 9/16 ngược xu hướng của thế giới. Hoặc một nhóm rất lạ là "chức sắc tôn giáo" xếp gần chót bảng.

Tổng số liều vắc xin đã được tiêm ở Việt Nam là gần 7.553.320 liều, trong đó tiêm 1 mũi là trên 6.774.330 liều, tiêm mũi 2 là gần 778.990 liều.

Câu hỏi được đặt ra là bao nhiêu phần trăm dân số cần phải được tiêm chủng vaccine để đạt được miễn dịch cộng đồng? Theo tính toán của Giáo sư Tuấn tùy thuộc vào hệ số lây lan và hiệu quả của vaccine, Việt Nam phải đạt ít nhất là 80%. 

Nhưng theo ông chúng ta vẫn phải sống chung với coronavirus, giống như sống chung với cúm mùa vậy.

 


Share