Nhạc Việt Xưa & Nay (9): Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 - Tiếng dương cầm cánh nâu còn mãi

Nguyen Anh Chin, music composer

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 Source: Supplied

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, người nhạc sĩ của Cô Đơn, của Buồn ơi chào mi đã tạ từ nỗi buồn, để lại những đêm Sài Gòn nhiều tha thiết với tiếng dương cầm lặng lẽ chơi vơi của ông để đi về nơi xa lắm.


Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời trưa ngày 14/4 tại Sài gòn trong vòng tay thương yêu của gia đình và người thân, thọ 76 tuổi, vì sức khỏe kém do suy hô hấp, suy thận và suy tim.

Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh năm 1939 (có báo nói ông sinh năm 1940) tại Phan Rang.

Năm 11 tuổi ông và gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Ông chơi dương cầm từ nhỏ và từ năm 18 tuổi bắt đầu dấn thân vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp bằng cách đệm đàn cho rất nhiều ca sĩ tài danh của Việt nam hát như Khánh Ly Thái Thanh và cho mãi đến sau này khi đã thành danh ông vẫn đệm đàn cho các ca sĩ sau này như Ánh Tuyết Trần Thu Hà..

Nghệ danh Nguyễn Ánh 9 là từ gợi ý của người yêu đầu tiên của nhạc sĩ. Khi ra mắt bản nhạc đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh thì lại trùng với tên của vua Gia Long. Và theo gợi ý của người yêu thì chữ Nguyễn Ánh có 9 ký tự, mà số 9 theo quan niệm phương Đông là số may mắn, bởi vậy, nên lấy nghệ danh là Nguyễn Ánh 9.

So với các nhạc sĩ cùng thời thì nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sáng tác không nhiều, nhưng phải nói là phần đông các bài hát của ông đều được người nghe đón nhận tốt.

Tốt theo nghĩa là những bài hát của ông đều để lại cảm xúc đẹp và ghi nhớ trong lòng người nghe. Và được nhiều thế hệ ca sĩ trình bày.

Điểm qua một số bài hát của ông, thì bài đầu tiên ông sáng tác là bài Không mà rất nhiểu người Việt nghe nhạc biết.

Hoàn cảnh sáng tác bài hát này cũng khá tình cờ trong một chuyến đi biểu diễn tại Nhật cùng ca sĩ Khánh Ly mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đi theo với tư cách là người đệm đàn piano cho Khánh Ly hát.

Chi tiết này thì được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 xác nhận nhưng còn bối cảnh xuất xứ của câu đầu nổi tiếng của bài hát Không thì có báo thì viết rằng khi Khánh Ly hỏi về chuyện tình cảm của ông với người cũ, thì sẵn cây đàn trên tay, Nguyễn Ánh 9 cất tiếng hát ngẫu hứng: Không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa.

Cũng có báo viết rằng câu hát ngẫu hứng này là ông trả lời Khánh Ly khi cô hỏi ông "Ánh ơi mày còn yêu tao không" thì câu "Không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa" thì đây là câu đáp có thể hiểu như đáp nữa chơi nữa thật cho một câu hỏi cũng nữa thật nữa chơi. Và theo Mai Hoa thì giai thoại sau có lẽ đúng với tính cách và hoàn cảnh của câu chuyện nhất.

Sau này, Khánh Ly đã yêu cầu ông hoàn thiện bài hát và đây cũng là sáng tác đầu tiên giúp chàng nhạc công Nguyễn Ánh 9 trở thành nhạc sĩ, tác giả của những ca khúc vượt thời gian: Ai đưa em về, Buồn ơi chào mi, Cô đơn, Tình khúc chiều mưa, Tình yêu đến trong giã từ

Tác phẩm Không trở thành bài hát phổ biến nhất thời điểm những năm 1970 và được dịch ra một số thứ tiếng ở châu Á, như tiếng Hoa, tiếng Nhật,… Một bản tiếng Hoa của bài "Không" với tên Nii do Đặng Lệ Quân (Teresa Teng) trình bày.

Vào hồi tháng 5 năm ngoái người yêu nhạc ở Úc có dịp gặp nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 khi ông cùng với ca sĩ Ánh Tuyết và các nghệ sĩ Việt nam qua trình diễn ở Sydney và Melbourne.

Chi Tuyết Lê và Mai Hoa đã có mặt trong đêm diễn đó và chị cho biết chị yêu nhạc của ông từ hồi còn là một thiếu nữ mới 16 tuổi ngay từ bài đầu tiên chị nghe là bài Đêm nay ai đưa em về

Ngoài đời ns Nguyễn Ánh 9 là người hiền lành nhỏ nhẹ và rất hay đùa hay nói ngược và đặc biệt ông không cười khi nói đùa. Và chỉ khi mọi người hiểu ra ý hóm hỉnh trong câu nói của ông cùng cười thì lúc đó ông mới cười nhẹ theo mọi người như thể mình không phải là người nói ra câu ấy.

Ông cũng là hay nói thật và không khéo nói theo kiểu kín kẽ bài bản mà lại có phần hay nói tắt ý nghĩ của mình và nghĩ rằng ngừoi nghe sẽ hiểu ý được thành ý của ông.

Và điều này gây không ít phiền hà cho ông và cũng khiến một số hiểu lầm ông.

Nói về các giọng ca Việt hát nhạc của mình thì trên VTCNews nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho biết ông thích bài Buồn ơi chào mi của mình qua cách trinh bày của Tuấn Ngọc, Sĩ Phú và sau này thì có Lê Hiếu, Trọng Bắc, Nguyên Thảo

Cách Sĩ Phú hát Buồn ơi chào mi  tỉ tê khẽ khàng chia tay với một nỗi buồn chia tay với một mối tình phụ gây khá nhiều cảm xúc.

Nói về những gương mặt mới sau này hát thành công nhạc cuả Nguyễn Ánh 9 thì ông nhắc tên ca sĩ Đức Long. 

Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 kể thì ông tình cờ nghe Đức Long hát Cô Đơn  trên TV và ngay sau đo ông tìm mọi cách xin số để liên lạc với Đức Long và mời anh hát bài Cô Đơn  trong đêm nhạc của ông.

Cô Đơn  là bài hát mà nhạc sĩ nói muốn được mọi người nhớ đến nhất khi nói về nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.

Trước khi nghe Đức Long hát Cô Đơn thì cũng xin chia sẻ qua một chút về hoàn cảnh sáng tác bài này do nhạc si thổ lộ với Hoàng Lan Anh của Người Lao Động.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 kể ý bài hát bài này nảy ra trong một tối đạp xe đi làm trên Đường phố Sài gòn về khuya vắng vẽ gợi nhiều hoài niệm và cảm xúc ông bật lên câu hát "Người hỡi cho tôi quên đi, bao nhiêu kỷ niệm xa xưa/Người hỡi cho tôi quên đi, bao nhiêu mộng đẹp nên thơ".

Khi về nhà, ông viết thêm được 2 câu: "Tình yêu đã chết trong tôi, nụ cười đã tắt trên môi/Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi cô đơn bơ vơ, tiếng hát lạc loài".

Viết được đoạn kết bài hát, Nguyễn Ánh 9 nghĩ mãi không thể viết tiếp được phần mở đầu nên bỏ dở cho đến khi đi dự đám cưới của một học trò.

Nghe được câu chuyện tình yêu đẹp của họ từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi trưởng thành, nhạc sĩ mới chợt nảy ra lời ca cho đoạn mở bài "Hạnh phúc như đôi chim uyên, tung bay ngập trời nắng ấm/Hạnh phúc như sương ban mai, long lanh đậu cành lá thắm".

Và trong đêm nhạc của mình tại Hà Nội vào ngay16 và 17-5 tại Hà Nội năm 2015 chính ông tự đêm đàn cho Đức Long hát bài Cô Đơn.

Nhận xét về thị trường nhạc Việt với VTCNEWS, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tin tưởng rằng tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Những thứ không hay sẽ không tồn tại.

Mong muốn duy nhất của ông là có nhiều nghệ sỹ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Và ông nói "Tôi tin tưởng như vậy.  Đời tôi không thấy nhưng đời con, đời cháu của tôi sẽ thấy điều này".

Bài hát Mùa Thu Cánh nâu qua phần trình bày của ca sĩ Ánh Tuyết được chị hát theo phong cách jazz đem lại cho bài hát một sắc thái khác vô cùng quyến rũ và xuất sắc.

Nhớ Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhớ người nhạc sĩ hiền lành với ngón dương cầm tài sẽ hoa còn mãi trong lòng người ái mộ.

 


Share