Việc các chính phủ không hành động vì khí hậu bị xem là vi phạm nhân quyền

Activists of Climate Seniors from Switzerland talk to the media outside the European Court of Human Rights (AAP)

Activists of Climate Seniors from Switzerland talk to the media outside the European Court of Human Rights Source: AAP / RONALD WITTEK/EPA

Trong một phán quyết mang tính bước ngoặt, Tòa Án Nhân Quyền hàng đầu của Âu Châu đã tìm thấy chính phủ Thụy Sĩ, chưa làm đầy đủ để chống lại biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cho rằng, phán quyết có thể gây ra một làn sóng kiện tụng mới về khí hậu, cũng như cho thấy các chính phủ có nghĩa vụ pháp lý, phải đáp ứng các mục tiêu về khí hậu theo luật nhân quyền.


Đó là một cuộc chiến pháp lý thường được giới trẻ trên thế giới tiến hành, nhưng giờ đây chiến thắng về khí hậu đã được trao cho một nhóm khoảng 2 ngàn phụ nữ Thụy Sĩ, phần lớn ở độ tuổi 70.

Được biết Tòa án Nhân quyền Châu Âu tại Strasbourg nhận thấy ,Thụy Sĩ đã "không tuân thủ nghĩa vụ của mình", trong việc chống biến đổi khí hậu và đáp ứng các mục tiêu phát thải.

Phán Quyết được Siofra O'Leary, Chủ tịch Tòa án Nhân quyền Châu Âu đưa ra.

"Tòa án nhận thấy rằng, có một số thiếu sót nghiêm trọng, trong việc chính quyền Thụy Sĩ đưa ra khuôn khổ pháp lý liên quan trong nước".

"Điều này bao gồm việc không định lượng được, thông qua ngân sách carbon hay cách khác, các giới hạn phát thải khí nhà kính quốc gia".

"Hơn nữa, như các cơ quan liên hệ đã công nhận, quốc gia bị đơn trước đây đã không đạt được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trước đây, do không hành động kịp thời, phù hợp và nhất quán”, Siofra O'Leary.

Bà Svanette Belka, một trong những phụ nữ đã đệ đơn kiện.

"Ồ tôi sốc quá, sốc thật sự".

"Thật hạnh phúc vì chúng ta có thể làm được điều gì đó, có thể đóng góp cho tương lai, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta”, Svanette Belka.

Được biết phán quyết mang tính bước ngoặt này, đã được hình thành gần một thập niên.

Những người phụ nữ này cho rằng tuổi tác và giới tính, khiến họ dễ bị tổn thương trước các đợt nắng nóng, liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Một nghiên cứu được công bố năm rồi cho thấy, có hơn 61 ngàn ca tử vong liên quan đến nhiệt độ, vào mùa hè năm 2022 ở châu Âu, một mùa được đặc trưng bởi một loạt các đợt nắng nóng, hạn hán và hỏa hoạn kỷ lục.

Phần lớn số ca tử vong là ở người cao tuổi.

Nghiên cứu cũng ghi nhận số phụ nữ chết vì nắng nóng, nhiều hơn nam giới khoảng 60%.

Và một nghiên cứu riêng biệt năm 2023 cho thấy, khoảng 60% trong số hơn 600 ca tử vong, liên quan đến nhiệt độ vào mùa hè năm 2022 ở Thụy Sĩ, có thể là do sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra.

Vụ việc được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà hoạt động khí hậu, bao gồm cả Greta Thunberg, người đã có mặt tại tòa khi phán quyết được đưa ra.

"Đây chỉ là khởi đầu của các vụ kiện tụng về khí hậu trên toàn thế giới và ngày càng có nhiều người đưa chính phủ của họ ra tòa, buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình".

"Điều này có nghĩa là, chúng ta phải chiến đấu nhiều hơn nữa".

"Đây chỉ là sự khởi đầu vì trong tình trạng khẩn cấp về khí hậu, mọi thứ đều bị đe dọa”, Greta Thunberg.

Còn Giáo sư Jacqueline Peel, là chuyên gia trong lĩnh vực luật môi trường và biến đổi khí hậu, tại Đại học Melbourne.

Bà cho biết, có hơn 2 ngàn vụ kiện trên toàn cầu và nước Úc đứng thứ hai sau Mỹ.

Nhưng liệu phán quyết có hiệu quả hay không?

"Ở Úc, chúng tôi chưa thấy nhiều trường hợp thực sự dừng các dự án nhiên liệu hóa thạch mới, nhưng đã có một số trường hợp bao gồm một số vụ gần đây, chắc chắn đang làm chậm tiến trình”, Jacqueline Peel.
Điều thực sự quan trọng cần nhấn mạnh là chúng ta đang ở đây, để đánh thức một cánh cửa kiện tụng mới, đang thực sự khiến các cam kết về khí hậu có hiệu lực trên thực tế. Điều này rất lớn lao, nó thực sự quan trọng và rất đáng hy vọng, Annalisa Savaresi.
Được biết vào năm 2019, Tòa án Đất đai và Môi trường New South Wales đã bác bỏ dự án về Mỏ than Rocky Hill ở Thung lũng Hunter, khi biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân chính.

Thế nhưng không phải tất cả các vụ kiện đều kết thúc thắng lợi, Tòa án EU đã bác bỏ hai trường hợp tương tự khác vì lý do thủ tục.

Năm 2019, Tòa án Đất đai và Môi trường New South Wales đã bác bỏ đề xuất về Mỏ than Rocky Hill ở Thung lũng Hunter; biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân chính.

Nhưng không phải tất cả các vụ kiện đều kết thúc thắng lợi. Tòa án EU đã bác bỏ hai trường hợp tương tự khác vì lý do thủ tục.

Vụ đầu tiên do một cựu thị trưởng người Pháp mang đến, vụ còn lại do một nhóm thanh niên Bồ Đào Nha trình lên.

Trong số đó có Catarina Mota, người đã nói chuyện với các phóng viên sau khi quyết định được đưa ra.

"Chúng tôi không phá vỡ thế giới, nhưng chúng tôi đã tạo ra một rạn nứt lớn".

"Tôi muốn thấy chiến thắng trước Thụy Sĩ, được sử dụng trước tất cả các nước Âu châu và tại các tòa án quốc gia".

"Chính phủ của chúng tôi ở châu Âu, phải hành động theo phán quyết này ngay lập tức”, Catarina Mota.

Trong khi đó c ác chuyên gia cho rằng, phán quyết của Thụy Sĩ có tính ràng buộc về mặt pháp lý, và cuối cùng các quốc gia phải tuân thủ.

Đại diện Chính phủ Thụy Sĩ, là ông Alain Chablais cho biết, nước này sẽ hành động.

"Thụy Sĩ nên có các biện pháp để chấp hành phán quyết này và họ có nghĩa vụ phải làm như vậy”, Alain Chablais.

Còn Annalisa Savaresi là chuyên gia về luật môi trường và biến đổi khí hậu ở Vương quốc Anh, nói rằng phán quyết gửi một thông điệp rõ ràng.

"Điều thực sự quan trọng cần nhấn mạnh là chúng ta đang ở đây, để đánh thức một cánh cửa kiện tụng mới, đang thực sự khiến các cam kết về khí hậu có hiệu lực trên thực tế. Điều này rất lớn lao, nó thực sự quan trọng và rất đáng hy vọng”, Annalisa Savaresi.

Được biết biến đổi khí hậu từ lâu đã là một vấn đề đạo đức và ngày càng trở thành một vấn đề pháp lý.

Share