Vắc xin được phân phối vội vã trước phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

A medical stockpile at a Pfizer warehouse near Magdeburg in Germany

A medical stockpile at a Pfizer warehouse near Magdeburg in Germany Source: Getty

Một số công nhân ở Âu Châu phản đối việc cưỡng bách chủng ngừa, trong khi những người Úc bị kẹt ở nước ngoài quan ngại về việc hạn chế đi lại do coronavirus. Trong khi đó, vắc xin COVID-19 được vội vã phân phối trước cuộc họp thượng đỉnh do Hoa Kỳ tổ chức, bên lề đại hội thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.


Những người Úc bị kẹt ở ngoại quốc đã thống nhất trong việc chống lại các luật lệ đi lại, theo đó ngăn cản họ trở về nước và họ thành lập một nhóm có tên là ‘Reconnect Australia’ hay ‘Nối Kết lại nước Úc’.

Những người Úc tại Luân Đôn đã tổ chức một đêm thắp nến yên lặng, đòi hỏi chính phủ cho phép cách ly tại nhà, hầu có nhiều người có thể trở về an toàn.

Bà Jane Oswall là một trong số đó cho biết, bà cảm thấy bị bỏ rơi ở nước ngoài.

“Tôi rất muốn về nhà để gặp gia đình, gặp cha mẹ, thấy được đứa cháu mới sinh hôi tháng 4, cũng như gặp các thành viên khác trong gia đình, theo sau việc bà tôi đã ra đi hồi năm rồi”, Jane Oswall.

Tại Tây Ban Nha lại là một câu chuyện khác, khi các đám rước tôn giáo đã được tái lập ở Seville, sau khi các hạn chế coronavirus đã được nới lỏng.

“Hoan hô ngày 19 tháng 9, Đức Mẹ muôn năm”.

Tại nước Ý lân cận, con số đáng khích lệ là có thêm 40 phần trăm, những người chích mũi vắc xin thứ nhất.

Bắt đầu vào tháng tới, một thẻ xanh cho biết bằng chứng của việc chủng ngừa, hay khỏi bệnh từ COVID-19, hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính.

Nhân viên trong lãnh vực luật pháp là bà Chanel Shelley cho biết, thẻ y tế rất ích lợi cho công sở cũng như hãng tư.

“Do tôi làm cho một hãng tư, thẻ y tế cũng sẽ bắt buộc đối với tôi nữa, thế nhưng trên hết, đó là cho sức khoẻ cuả tôi để trở lại cuộc sống thường nhật và làm việc như xưa, đó là lý do vì sao”, Chanel Shelley.
'Chúng tôi nghĩ điều quan trọng là có liều tăng cường cho mọi người, thế nhưng ưu tiên cao nhất vẫn là tiêm chủng cho những người chưa làm chuyện nầy”, Anthony Fauci.
Thế nhưng không phải ai cũng ủng hộ các biện pháp cưỡng bách, áp dụng cho một số người dân Âu Châu.

Một số người Ý, bao gồm tài xế xe tải và người thợ máy cho biết, họ bị buộc phải chích ngừa, mà lẽ ra là không nên có.

Còn một nhân viên bệnh viện là Theiry Paysant sống tại Nice, đã tổ chức cuộc tuyệt thực cùng với một người đàn ông khác.

Tại Pháp, các nhân viên y tế sẽ bị ngưng việc nếu không chich ngừa vắc xin chống COVID-19.

“Đây là một cuộc biểu tình tuyệt thực vì tôi nghĩ lệnh chủng ngừa nầy không nên diễn ra, nó được ban hành với bạo lực tuyệt đối đối với nhân viên y tế”, Theiry Paysant.

Trong khi đó tại Hoa Kỳ, Cố vấn Trưởng Y tế của Tòa Bạch Ốc là tiến sĩ Anthony Fauci lập lại tầm quan trọng của vắc xin.

Được biết Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm FDA đã đề nghị loại vắc xin Pfizer mũi thứ ba sẽ chích cho những người trên 65 tuổi hay những người có nguy cơ mắc bệnh COVID-19.

“Ưu tiên cao nhất của chúng tôi là chủng ngừa cho những kẻ chưa tiêm chích và không nên lẫn lộn về chuyện nầy, ưu tiên cao nhất chẳng phải là liều tiêm tăng cường hay bổ sung".

'Chúng tôi nghĩ điều quan trọng là có liều tăng cường cho mọi người, thế nhưng ưu tiên cao nhất vẫn là tiêm chủng cho những người chưa làm chuyện nầy”, Anthony Fauci.

Cuối cùng một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến về COVID-19 sẽ được tổ chức vào thứ tư, do Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ tọa.

Ông hy vọng sẽ đề ra một kế hoạch, để chuyển 100 triệu liều vắc xin chống COVID-19, đến các nước nghèo trước khi hết hạn.

Người ta hy vọng việc chủng ngừa toàn cầu, cuối cùng có thể chấm dứt đại dịch coronavirus vào năm tới 2022.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share