Các đại học có biện pháp chống tấn công và quấy nhiễu tình dục

A scene from the University of Sydney

A scene from the University of Sydney Source: AAP

Các đại học Úc hiện đề ra những biện pháp mới nhằm chống lại chuyện tấn công và quấy nhiễu tình dục tại các trường đại học trên toàn nước Úc.


Nhiều đại học đưa ra các mẫu mực học tập có tính bó buộc, qua việc giảng dạy cho sinh viên về tính chất của sự ưng thuận về tình dục

Những trường khác hiện tiến đến việc huấn luyện từng người trong các vai trò lãnh đạo ở các đại học.

Ủy Hội Nhân Quyền Úc Châu và các đại học Úc hiện cộng tác với gần 40 trường đại học tại Úc để chống lại việc tấn công và sách nhiễu tình dục tại các đại học.

Phúc trình của Ủy Hội Nhân Quyền Úc hồi năm rồi tìm thấy, cứ 5 sinh viên là có 1 người đã đối phó với nạn quấy nhiễu tình dục trong một đại học trong năm 2016, dẫn đến các nỗ lực mới nhằm giáo dục về sự ưng thuận.

Hồi tháng hai đầu năm nay, đại học Melbourne loan báo như một phần trong thủ tục đăng ký nhập học, các sinh viên sẽ hoàn tất khóa học có tên là Các Vấn Đề Ưng Thuận, vốn là một khóa học trên mạng và các câu hỏi.

Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Melbourne là cô Desiree Cai cho biết, các mẫu mực hiện bắt đầu với cuộc đàm thoại rộng rãi chứ không có tính cách bó buộc về mặt kỹ thuật.

"Hãy hoàn thành các kiểu mẫu ưng thuận đó, nó là một  chờ đợi trong danh sách đâng ký học tập của bạn, còn nếu các bạn không hoàn tất, sẽ không có chế tài chính thức nào, tôi đoán là như vậy".

Tuy nhiên, cô Cai cho biết đó là bước lớn lao đầu tiên trong việc mở đường cho việc đối thoại về sự ưng thuận.

Cô cho biết, việc nầy dạy cho sinh viên về các giới hạn và những hiểu lầm liên quan đến ưng thuận, thế nhưng cũng cho biết người khác can thiệp như thế nào khi chứng kiến các vụ tấn công hay sách nhiễu tình dục.

"Các sinh viên theo học đại học hiện nay đến từ những nguồn văn hóa khác biệt. Một số có thể chưa bao giờ nghe đến ý niệm của sự ưng thuận trước đây".

"Vì vậy tôi nghĩ chuyện nầy hữu ích để giới thiệu ý niệm nầy và bắt đầu việc đối thoại trước tiên".

"Tôi nghĩ chúng ta nhất định đi theo con đường đúng, khi có cuộc đối thoại công khai và thực sự nhìn vào các kết quả có thể xảy ra trong bất cứ chương trình nào mà chúng ta hoàn thành tại các đại học, để giúp cho các sinh viên an toàn hơn", Desiree Cai.

Còn cô Millie Niere, một sinh viên năm thứ nhất tại đại học Mebourne, mới hoàn tất kiểu mẫu nầy trong năm nay nói rằng, việc nầy mang lại lợi ích cho mọi người.

"Vâng tôi nghĩ kiểu mẫu áp dụng một lần rồi thôi đã tạo sự khác biệt, ít nhất là đối với tôi".

"Việc nầy nêu bật vấn đề nghiêm trọng như thế nào và các tình huống khác biệt như thế nào có thể xảy ra", Mille Niere.

Trong khi đó Viện Kỹ Thuật Hoàng Gia Melbourne gọi tắt là RMIT mới đây đã phát động chiến dịch Be The Change, do các nhân viên và sinh viên lập nên và sẽ áp dụng tại Viện Kỹ Thuật nầy.

Viện trưởng là ông Martin Bean hồi tuần qua ra một thông cáo đến các sinh viên, đề ra một kế hoạch mới trong 3 năm, để tiến hành các cuộc đối thoại công khai về chuyện ưng thuận.

Tổ chức có tên là Cộng Đồng An Toàn Hơn tại RMIT vốn hỗ trợ sinh viên bị tỗn hại do vấn đề tình dục, cho biết trong một thông cáo rằng, trong khi có một số hành động đã hoàn thành, thì sẽ còn thêm các hoạt động nữa.

"Các kiểu mẫu học hỏi trên mạng mà chúng ta đang thực hiện là một phần trong một kế hoạch hành động rộng lớn được đề ra để bảo đảm rằng RMIT luôn luôn là một nơi an toàn để làm việc và học tập".

Tại New South Wales, đại học Sydney cũng lập nên những kiểu mẫu bó buộc đối với các tân sinh viên, vốn có 10 tuần lễ để hoàn tất.

Chủ tịch của dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cô Jordi Austin cho biết kiểu mẫu về Các Vấn Đề Ưng Thuận chỉ là một trong số các sáng kiến mà đại học cho áp dụng cho toàn trường.

Cô Austin cho biết, kế hoạch sẽ được bổ túc bằng việc huấn luyện từng người, các thông tin trên mạng và việc gia tăng các nhân viên được huấn luyện đặc biệt, để giúp đỡ sinh viên trong các vấn đề như vậy.

"Chúng tôi đẩy mạnh việc huấn luyện cho từng người, đối với các cố vấn hiện cư ngụ ngay trong đại học, cả các ký túc xá thuộc quản lý của đại học lẫn các nơi cư trú tại trường và trong cộng đồng".

"Vì vậy, đó không chỉ là việc hiểu biết về ưng thuận bằng chính ngôn ngữ của các sinh viên, mà còn sự nhận thức về nguồn gốc và thông tin họ có thể tìm hiểu, mà còn có những người được huấn luyện tại chỗ có thể đưa ra các chọn lựa về các loại câu lạc bộ và các sự kiện xã hội được tạo nên, cũng như làm thế nào họ có thể chắc chắn rằng mọi người cảm thấy an toàn và vui hưởng các hoạt động", Jordi Austin.
"Tôi biết có nhiều đồng nghiệp trên khắp nước Úc hiện làm việc cật lực để chắc chắn rằng, các sinh viên thấy được những lợi lộc từ sáng kiến nầy và cũng cho thấy các đại học hiện nắm lắy cơ hội nầy, để thay đổi những suy nghĩ thực sự của sinh viên về cuộc sống của họ như thế nào và họ nên làm những gì", Jordi Austin.
Thế nhưng chương trình nhận được các chỉ trích gay gắt, với đề nghị cho rằng các chương trình nên có nhiều khóa hữu hiệu hơn trong việc chuyển đổi thái độ, cô Austin giải thích về suy nghĩ của đại học.

"Tôi thấu hiểu, có những người trong các cộng đồng tại Úc có một số quan ngại về một số nội dung và những gì chúng ta làm là chắc chắn rằng  chúng ta hoạt động với các chuyên gia địa phương, cả những người từ lãnh vực đại học lẫn các cố vấn trong ngành Hãm Hiếp và Bạo Hành Gia Đình, để chắc chắn rằng các thông tin mà chúng ta cung cấp, bổ túc cho việc học tập chính yếu từ kiểu mẫu Các Vấn Đề Ưng Thuận, để giúp mọi người hiểu biết sâu rộng hơn về thông tin nầy hữu ích như thế nào cho họ, khi trải qua cuộc sống của người sinh viên".

Cô cho biết, đó chỉ là mới bắt đầu của một cuộc hành trình lâu dài và một số vấn đề mà đại học hiện đối phó, phản ảnh các thái độ về văn hoá một cách sâu xa hơn.

"Chúng ta thực sự quan tâm trong việc khám phá ra các thái độ đối với phụ nữ, đối với bạo hành về giới tính, việc chấp nhận cộng đồng LGBTIQ và chắc chắn rằng mọingười hiểu được ảnh hưởng của rượu vốn có thể dẫn đến các nguy hại như thế nào, và có rất rất nhiều những thành tố thực sự quan trọng  của một tình huống hết sức phức tạp".

Còn Ủy Viên về Việc Chống Phân Biệt Phái Tính là bà Kate Jenkins trong một thông cáo cho biết, bà hài lòng khi các viện trưởng đại học cho thấy vai trò lãnh đạo và hành động, thế nhưng cần có các cam kết là điều quan trọng.

"Tấn công và sách nhiễu tình dục diễn ra không chỉ ở đại học, thế nhưng trong khắp xã hội chúng ta".

"Tôi thúc giục các viện trưởng đại học hãy nhân cơ hội nầy cho thấy vai trò lãnh đạo của họ và tạo sự khác biệt cho các sinh viên, cũng như giúp cho xã hội Úc rộng mở hơn", Kate Jenkins.

Tại đại học Sydney, cô Jordi Austin đề nghị nên có sự liên kết giữa các đại học và những hành động tức thời về các vấn đề nầy' sẽ làm cho cuộc sống của sinh viên được an toàn hơn.i

"Đây là một bước ngoặt lớn cho ngành đại học".

"Tôi biết có nhiều đồng nghiệp trên khắp nước Úc hiện làm việc cật lực để chắc chắn rằng, các sinh viên thấy được những lợi lộc từ sáng kiến nầy và cũng cho thấy các đại học hiện nắm lắy cơ hội nầy, để thay đổi những suy nghĩ thực sự của sinh viên về cuộc sống của họ như thế nào và họ nên làm những gì", Jordi Austin.

Các thay đổi diễn ra khi chính phủ NSW chuyển luật lệ về ưng thuận của tiểu bang đến Ủy Ban Cải Tổ Luật Pháp, theo sau cuộc điều tra của đài ABC về một vụ tấn công tình dục gây nhiều tiếng vang.

Ủy Hội Nhân Quyền Úc Châu cũng bắt đầu một cuộc khảo sát toàn quốc lần thứ tư về việc quấy nhiễu tình dục tại nơi làm việc, với kết quả hy vọng sẽ có được vào giữa năm.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share