Số trường hợp nhiễm sởi trong ba tháng đầu năm 2019 đã gia tăng lên 300% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tổ chức y Tế thế Giới WHO, cho biết thì số liệu này cho thấy thế giới hiện đang đi vào cái mà họ gọi là "khủng hoảng bệnh sởi toàn cầu".
Tổ chức sức khỏe này của LHQ nói có hơn 110,000 trường hợp nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn thế giới chỉ tính từ tháng Giêng đến tháng Ba năm nay, theo sau hai năm liên tục gia tăng các trường hợp lây nhiễm sởi trên toàn cầu.
Tổ chức y Tế thế Giới WHO nói trong 10 ca bị nhiểm thì chỉ có một là được báo cáo, vì vậy có nghĩa là số liệu thực tế còn cao hơn số liệu ghi nhận.
Bác sĩ Katrina Kretsinger, chuyên gia về bệnh sởi tại Cơ quan đầu não của Tổ chức y Tế thế Giới tại Geneva nói, điều này thật đáng lo ngại.
"Mức độ gia tăng cao đến bốn lần trong quý đầu tiên của năm 2019 liên quan đến quý cuối cùng của năm 2018 là những gì chúng tôi ghi nhận được. Tuy nhiên, nhìn cho cả năm 2018, mức độ gia tăng cao đến ba lần so với năm trước. Và như vậy chúng ta đang nhìn thấy một sự gia tăng đáng k ể về số lượng những trường hợp nhiễm bệnh trong mấy năm qua."
Bệnh sởi là một bệnh về virus có có tính chât lây lan cao, dẫn đến nhũng vấn đề nghiêm trọng và phức tạp về sức khỏe như là dẫn đến viêm phổi viêm não tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng cũng như mù lòa vĩnh viễn.
Tổ chức yYTế thế Giới nói mỗi khu vực trên thế giới đang trãi qua một sự gia tăng về các ca nhiễm sởi tuy nhiên Châu Phi là nơi có một sự gia tăng lớn nhất, lên đến 700% trong đó Công Hòa Dân Chủ Côngo, Ethiopia, Sudan and Madagascar là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tính từ tháng 9 năm ngoái, có ít nhất là 800 người đã chết vì bệnh lởi chỉ tính riêng ở Madagascar. Bác sĩ Kretsinger gỉai thích tại sao
"Madagascar là một cộng đồng sống trên đảo, từ lúc có một vụ bùng nổ dịch bệnh sởi xảy ra vào năm 2003 thì dân ở đây gần như chưa từng có một ca sởi nào. Chủng ngừa sởi đã cung cấp cho khoảng 60% dân chúng, một tỷ lệ khá thấp, vì vậy khi sởi lây vào những nơi như Madagascar, nó giống như bỏ một lồi lửa vào trongmột thùng dầu nó chỉ nổ thôi."
Các vụ bùng nổ dịch gần đây bên ngoài Châu Phi đã xảy ra ở Hoa Kỳ, Ý, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Israel, Serbia và Ukraine, khiến nhiều người chết - chủ yếu là trẻ nhỏ.
W-H-O cho biết bệnh sởi có thể phòng ngừa ở mọi nơi trên thế giới với các loại vắc-xin phù hợp.
Tuy nhiên, Tổ chức này nói rằng mức độ tiêm chủng toàn cầu chỉ ở mức 85 phần trăm, không đạt mục tiêu 95 phần trăm như yêu cầu để theo như tổ chức này nói là sẽ ngăn chặn sự bùng phát.
Chuyên gia về vắc-xin W-H-O, Tiến sĩ Kinda O'Brien, nói rằng thông tin sai lệch về vắc-xin là đáng trách.
"Điều cực kỳ quan trọng là mọi người phải hiểu về tầm quan trọng của tiêm chủng ngừa sởi, giống như tất cả những loại vaccine mà chúng tôi có đã trãi qua những thí nghiệm và thử nghiệm nghiêm ngặt và có những đánh giá khoa học giá trị. Những thí nghiệm và thử nghiệm này được làm đi làm lại, hàng chục nghiên cứu đã cho thấy vaccin tiêm chủng sởi là an toàn và hiệu quả."
Đã có các lời kêu gọi thực hiện tiêm chủng bắt buộc.
Vào tháng 3, Ý đã cấm trẻ em dưới sáu tuổi đến trường trừ khi chúng được tiêm vắc-xin thủy đậu, sởi và các bệnh khác.
Đầu tháng 4, một vụ dịch ở các khu vực của New York ở Hoa Kỳ đã dẫn đến tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được tuyên bố, yêu cầu tất cả cư dân được tiêm phòng hoặc đối mặt với án phạt.
Thị trưởng thành phố New York Bill De Blasio nói rằng ông không còn lựa chọn nào khác.
"Dịch này đang lan rộng, đã có gần 300 trường hợp. Vào năm 2017, chúng tôi chỉ thấy hai trường hợp ở thành phố New York, vì vây hiện này chúng tôi đang có một tình huống rất nghiêm trọng. Chúng tôi không thể cho phép căn bệnh nguy hiểm này quay trở lại thành phố New York. Chúng tôi cần phải ngăn chặn nó ngay bây giờ."
Úc cũng đã bị ảnh hưởng bởi dịch sởi trong vài tháng đầu năm 2019.New South Wales đã có 35 trường hợp kể từ Giáng sinh, trong khi Queensland đã thấy 12 trường hợp được xác nhận trong năm nay.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung