Việc nầy diễn ra khi Liên hiệp quốc chấp nhận một nghị quyết, triệt thoái tức khắc bất cứ binh sĩ gìn giữ hòa bình nào, bị cáo buộc tội lạm dụng tình dục.
Hiện nay một tổ chức quan trọng tranh đấu cho nhân quyền quốc tế kêu gọi, mở cuộc duyệt xét toàn bộ các hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc.
Liên hiệp quốc báo cáo, có 99 cáo buộc về lợi dụng và lạm dụng tình dục đối với các nhân viên Liên hiệp quốc, trong các ngành cuả tổ chức nầy hồi năm rồi.
Việc nầy đánh đấu một sự gia tăng đáng kể, so với 80 vụ tố cáo hồi năm 2014.
Và hầu như 70 phần trăm các cáo buộc hồi năm rồi, liên quan đến những người thuộc 10 sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc.
Gần đây nhất đã có hàng chục cáo buộc lạm dụng tình dục, đối với các binh sĩ gìn giữ hòa bình tại nước Cộng hòa Trung Phi.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban ki Moon nói rằng, các con số đó là không thể chấp nhận được.
"Trước khuynh hướng gây hết sức khó chịu về một số vụ việc của các hoạt động gìn giữ hòa bình, điều bó buộc là chúng ta phải có phản ứng tập thể rất hữu hiệu".
"Phúc trình của tôi đề nghị các sáng kiến mới, trong 3 lãnh vực: đầu tiên chấm dứt quyền đặc miễn tài phán, thứ hai là giúp đỡ và hoàn toàn cho các nạn nhân và thứ ba là tăng cường vấn đề trách nhiệm, bao gồm các hành động của các quốc gia thành viên".
Đại sứ Hoa kỳ tại Liên hiệp quốc, bà Samantha Power ghi nhận rằng hầu hết các cáo buộc mang tính chất hết sức nghiêm trọng, đó là hãm hiếp và lạm dụng tình dục với trẻ em.
Bà cho biết, trong số 69 cáo buộc liên quan đến Lực lượng gìn giữ hòa bình, chỉ có một người bị trừng phạt.
"Ông ta bị ngưng chức trong 9 ngày, chỉ có 9 ngày mà thôi".
"Nay có vài người tranh luận rằng, việc thảo luận nầy không có chỗ trong Liên hiệp quốc, ngụ ý là họ không nghĩ chuyện lạm dụng tình dục của các binh sĩ gìn giữ hòa bình, có một hậu quả về vấn đề hoà bình và an ninh quốc tế, điều đó quả là sai lầm".
Hiện thời Liên hiệp quốc có hơn 100 ngàn binh sĩ và cảnh sát, phục vụ trong 16 sứ mạng gìn giữ hòa bình.
Hồi tháng chạp, một Ủy ban duyệt xét độc lập cáo buộc rằng, Liên hiệp quốc và các cơ quan trực thuộc, đã giải quyết sai lầm lớn lao về các vụ lạm dụng tình dục trẻ em, đối với các lực lượng Liên hiệp quốc tại Cộng hòa Trung Phi, trong hai năm 2013 và 2014.
"Chúng tôi muốn chắc chắn rằng, các nạn nhân cảm thấy an toàn để có thể báo cáo sự kiện, đó là điều đầu tiên cần được diễn ra. Việc thứ hai là cần có việc hỗ trợ và chăm sóc thích hợp, cả về tâm lý lẫn thể chất, để bảo đảm rằng nạn nhân được chăm sóc cẩn thận. Chúng ta cần nghĩ về những hệ thống thích hợp, trong đó các nạn nhân có thể được bồì thường, do các tội ác đã phạm với họ. Điều quan trọng nhất là họ cảm thấy an toàn và tin tưởng để báo cáo, cũng như được chăm sóc thích hợp trong nước họ và trong cộng đồng của họ". Giám đốc tổ chức đối phó với khủng hoảng thuộc Ân xá quốc tế, có trụ sở tại Geneva, bà Tirana Hassan.
Điều nầy dẫn đến việc Liên hiệp quốc mới đây chấp nhận một nghị quyết, tức khắc rút về các nhân viên Lực lượng gìn giữ hòa bình, bị cáo buộc lạm dụng tình dục.
Bà Power nói rằng nghị quyết gởi một thông điệp rõ ràng rằng, việc lợi dụng và lạm dụng tình dục trong tổ chức nầy, sẽ không được dung thứ.
"Nghị quyết nhấn mạnh rằng, các nhân viên gìn giữ hòa bình tìm thấy có tội, chứ không chỉ bị cáo buộc, những người tìm thấy có tội về lợi dụng và lạm dụng tình dục, họ không đáng phục vụ trong sứ mạng gìn giữ hòa bình".
"Việc nầy gởi một thông điệp rõ ràng đến các quốc gia đã gởi binh sĩ và cảnh sát, vốn không có hành động nhằm ngăn chận hay trừng phạt việc đó, cũng như mọi quốc gia thành viên và các tổ chức của Liên hiệp quốc, để bảo đảm rằng cuộc điều tra nầy được tiến hành rộng khắp, kịp lúc và không thiên vị".
Trong khi đó, giám đốc tổ chức đối phó với khủng hoảng thuộc Ân xá quốc tế, có trụ sở tại Geneva, bà Tirana Hassan hoan nghênh nghị quyết nói trên.
Tuy nhiên bà cho rằng Liên hiệp quốc phải hành động nhiều hơn nữa, để bài trừ việc lợi dụng tình dục.
Có nhiều vụ không báo cáo trong chuyện nầy và mọi người không lên tiếng, cho đến khi họ thấy được hành động cụ thể và vấn đề trách nhiệm.
Vì vậy chúng ta cần bảo đảm rằng, các quốc gia đóng góp binh sĩ vào lực lượng gìn giữ hòa bình, không chỉ thuyên chuyển những người phạm tội, bởi vì những đó không phải là chuyện " khuất bóng rồi là quên lãng".
Bà cho biết nhiều nhân viên gìn giữ hòa bình bị xét có tội, chỉ đối diện các hậu quả giới hạn cho hành động cuả họ.
"Những gì chúng ta cần thấy được hiện nay là sự thay đổi thực sự, để nói với các quốc gia đóng góp vào lực lượng gìn giữ hòa bình rằng, nếu các binh sĩ của họ có dính líu đến các cáo buộc hết sức quan trọng và các tội phạm quan trọng, thì các nước phải chịu trách nhiệm".
"Điều đó thực sự có nghĩa là các nước đóng góp binh sĩ, cần phải phản ứng với chuyện nầy, chứ không chỉ Liên hiệp quốc".
"Điều đó rất dễ dàng và Ân xá quốc tế có các trường hợp với đầy đủ tài liệu trước đây, khi các binh sĩ tìm thấy có tội hay bị cáo buộc về việc lợi dụng tình dục hoặc hãm hiếp, hay ngay cả các tội phạm quan trọng như sát nhân, thường họ chỉ bị gởi về nước và rồi mọi chuyện biến mất".
"Không ai nghe thấy điều gì về những chuyện xảy ra, đối với các binh sĩ gìn giữ hòa bình đó cả".
"Và tôi nghĩ rằng một bước quan trọng khác trong việc đổi mới nầy, là có những nhu cầu cần công khai hoá các báo cáo và thông tin về việc, các quốc gia đóng góp binh sĩ đã làm gì với những kẻ phạm tội".
Bà Hassan nói rằng, mục tiêu rộng lớn hơn cũng được nhắm vào các nạn nhân.
"Chúng tôi muốn chắc chắn rằng, các nạn nhân cảm thấy an toàn để có thể báo cáo sự kiện, đó là điều đầu tiên cần được diễn ra".
"Việc thứ hai là cần có việc hỗ trợ và chăm sóc thích hợp, cả về tâm lý lẫn thể chất, để bảo đảm rằng nạn nhân được chăm sóc cẩn thận".
"Chúng ta cần nghĩ về những hệ thống thích hợp, trong đó các nạn nhân có thể được bồì thường, do các tội ác đã phạm với họ".
"Điều quan trọng nhất là họ cảm thấy an toàn và tin tưởng để báo cáo, cũng như được chăm sóc thích hợp trong nước họ và trong cộng đồng của họ".