Thực tế cuộc sống ở một trong những vùng nghèo khổ nhất của Bangladesh vô cùng khắc nghiệt và không thể tưởng tượng nổi.
Những ngôi nhà xiêu vẹo nằm rải rác trong đống đổ nát, nơi gạch vỡ và những mảnh giấy vụn được dùng làm sân chơi.
Ở đây, khu ổ chuột còn khó để len chân vào, huống chi là rời khỏi.
Thế nhưng mọi thứ đang dần cải thiện, với sự hỗ trợ 70 triệu đô la một năm nằm trong gói viện trợ của Úc.
TNS hàng nghế trước của Đảng lao động, bà Kristina Keneally và dân biểu đảng tự go Angie Bell nằm trong nhóm các nghị sĩ có chuyến công du đến Bangladesh. Họ được chứng kiến tận mắt cách chi tiêu cho chương trình giáo dục mầm non miễn phí đang thay đổi cuộc sống củ các bà mẹ như Salma.
Chúng ta nên tự hỏi là một cường quốc, chúng ta có thể làm gì hơn nữa để thay đổi cuộc sống của một số người nghèo nhất trên thế giới.
"Trước đây chúng tôi không có cơ hội như thế này, nhưng sau khi sinh con, nhìn thấy những người có học thức, tôi muốn chúng lớn lên giỏi giang như người ta”.
Hai chính trị gia đã đến thăm một mẫu giáo và lắng nghé một sáng kiến về tài chính của những phụ nữ sống tại một trong những khu vực nghèo nàn nhất của Bangladesh, gặp gỡ những bà mẹ khác, những người được hưởng lợi từ chương trình tài chính này để bắt đầu kinh doanh riêng.
Nghị sĩ Angie Bell nói rằng cô đã rất cảm động khi đến thăm khu ổ chuột.
"Cảnh tượng thật khó chấp nhận với tôi, có một niềm tự hào lớn và cũng có một chút nước mắt”.
Thượng nghị sĩ Keneally nói với SBS News rằng việc giúp phụ nữ đặc biệt quan trọng.
“Phụ nữ chiếm một nửa bầu trời. Chúng ta đều biết rằng nếu bạn thay đổi tương lai của phụ nữ, chúng ta sẽ thay đổi tương lai của gia đình cô ấy và đó là những gì chúng ta thấy ở đây hôm nay".
Vào tháng 12, Thủ tướng đã công bố bản đánh giá ngân sách viện trợ nước ngoài 4 tỷ đô la Úc mỗi năm. Con số này đã giảm, về mặt thực tế, chỉ bằng 27% kể từ năm 2013. Nhưng các nghị sĩ và thượng nghị sĩ, những người đã trải nghiệm cuộc sống ở khu ổ chuột của thủ đô Dhaka nói rằng viện trợ của chính phủ liên bang có giá trị đến từng xu một.
Úc cam kết viện trợ 1,4 tỷ đô la cho khu vực Thái Bình Dương, một tỷ đô la khác cho Đông Nam Á và Đông Á, chỉ hơn 266 triệu đô la cho Nam và Tây Á (bao gồm Bangladesh) và dưới 200 triệu đô la đến khu vực Trung Đông và Châu Phi.
TNS Kristina Keneally chia sẻ:
"Tôi nghĩ rằng Úc phải nhận ra trách nhiệm của mình là một quốc gia đầu tiên trên thế giới đóng góp vào khu vực của chúng ta, để góp phần giúp người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo. Chúng ta nên tự hỏi là một cường quốc, chúng ta có thể làm gì hơn nữa để thay đổi cuộc sống của một số người nghèo nhất trên thế giới".