Chính phủ Úc cuối cùng đã đồng ý tiếp nhận đề nghị tái định cư cho người tị nạn được New Zealand đưa ra gần một thập niên trước.
Vào năm 2013, cựu thủ tướng Julia Gillard của Úc và John Key của New Zealand đã đạt một thỏa thuận cho phép 150 người xin tị nạn mỗi năm được tái định cư ở New Zealand.
Nhưng Liên Đảng đã quyết định không đi theo thỏa thuận này khi họ lên nắm quyền vì lo ngại những người tị nạn sẽ đến New Zealand và sau đó quay trở lại Úc và định cư ở đây.
Tổng trưởng Bộ Nội vụ Karen Andrews cho biết các biện pháp bảo vệ được áp dụng để ngăn chặn điều đó xảy ra theo thỏa thuận này.
"Quan điểm chính sách của chúng tôi không thay đổi. Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng những người đến Úc bất hợp pháp bằng thuyền sẽ không bao giờ được định cư ở Úc. Chính sách đó không thay đổi. Vì vậy, bất cứ ai nằm trong số người sẽ tái định cư tại New Zealand sẽ vĩnh viễn không thể đến Úc, sẽ không bao giờ có thể trở thành công dân Úc và không được là thường trú nhân ở Úc."
Bộ trưởng Di trú New Zealand Kris Faafoi [[far-foy]] cho biết ông rất vui khi Úc liên hệ với chính phủ của mình sau khi các thỏa thuận tái định cư của Úc với Canada và Hoa Kỳ kết thúc.
"Úc đã liên hệ với chúng tôi để xem liệu đề nghị 150 chổ được đưa ra vào năm 2013 có còn để ngỏ hay không. Rõ ràng là có, và chúng tôi đã làm việc kể từ đó để nối những dấu chấm và gạch trên bản đồ lại với nhau để đạt được đến điểm này của hôm nay khi mà chúng tôi có thể thông báo điều này. Tôi nghĩ trong phương diện cam kết của chúng tôi đối với nỗ lực nhân đạo trong khu vực thì đây là một điểm tốt của chúng tôi."
Liên hợp quốc đã hoan nghênh thỏa thuận tái định cư.
Adrian Edwards của UNHCR-Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cho biết tình trạng bấp bênh kéo dài đã có một tác động đáng kể đối với nhiều người tị nạn và người tầm trú ở Nauru.
Ông cho biết LHQ sẵn sàng hỗ trợ họ trong quá trình tái định cư và hy vọng nó sẽ dẫn đến nhiều giải pháp hơn nữa cho những người khác.
"Với 112 người tị nạn và người tầm trú hiện nay ở Nauru, và khoảng 1.100 người khác ở Úc, sự sắp xếp sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng nó sẽ mang lại động lực mới hướng tới mục tiêu này để lòng trắc ẩn và giải đáp lâu dài có thể được tìm thấy cho cả những người hiện đang bị giam giữ ở Úc và ở ngoài Úc."
New Zealand sẽ tái định cư 150 người tị nạn từ Úc mỗi năm trong ba năm tới.
Jana Favero từ Trung tâm Tài nguyên Người xin tị nạn hoan nghênh việc tiếp nhận này nhưng nói rằng vẫn còn hàng trăm người bị bỏ lại nếu không có đề nghị tái định cư rõ ràng.
"Hiện có khoảng 1.300 người vẫn còn đang chờ được thanh lọc ở nước ngoài và ở nhiều nơi khác nhau, một số vẫn đang ở Papua New Guinea, một số ở Nauru, một số đang bị giam giữ ở Úc và một số đang ở trong cộng đồng ở Úc. Vì vậy, trong khi 450 chổ đã được cung cấp và điều này thật tuyệt vời, thì cũng còn khoảng 900 người bị bỏ lại mà không có kế hoạch và không có sự hứa hẹn an toàn nào cho họ."
Bà nói rằng đó là một bi kịch khi Úc đã mất rất nhiều thời gian để chấp nhận lời đề nghị của New Zealand.
"Vì không có gì thay đổi để dẫn đến quyết định này ngoài chính phủ, hy vọng nó cho thấy rằng họ sẽ mở rộng lòng trắc ẩn và thay đổi nhận thức, chấp nhận các phương án tái định cư cho tất cả những người đã bị ảnh hưởng bởi quá trình thanh lọc và xét duyệt ở các trại bên ngoài Úc. Thật là một bi kịch khi phải mất 9 năm để chấp nhận thỏa thuận này. Đó là 9 năm cách xa gia đình, không được đoàn tụ, bị nhốt không lý do. Vì vậy, hy vọng sẽ không mất nhiều thời gian cho các phương án tái định cư vì mọi người đã đã mất chín năm quý giá của cuộc đời họ."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung