Úc áp dụng chương trình rèn tâm lý cho trẻ ngay từ mẫu giáo

Emotion cards help children identify how they are feeling

Emotion cards help children identify how they are feeling Source: SBS

Căng thẳng, phiền muộn, đau khổ. Đó là một phần của cuộc sống và có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Lần đầu tiên một chương trình quốc gia đặt mục tiêu vào việc giúp đỡ trẻ em tuổi từ sơ sinh đến 18 giúp các em vượt qua khó khăn tâm lý có thể xảy ra với các em.


"Have a good day, ok,"  tiếng một ông bố nói với con khi đưa con đi nhà trẻ trong một khung cảnh quen thuộc mỗi buổi sáng tại nhà trẻ có tên là Làng Trẻ Em Trung Tâm Tyabb ((tie-ab)) Village Children's Centre ở Victoria.

Vàcậu nhỏ Quinn 4 tuổi chưa quen với nhà trẻ đang được mẹ em là Jodie Nafiz dỗ dành.

"Cháu khóc vì xa mẹ và cảm thấy lo lắng không an tâm và đòi về với mẹ."

Các cô giáo ở nhà trẻ đang giúp các em nhỏ tập thích nghi và phát triển sự tư tin và rèn tính kiên trì nhẫn nại.

Những đức tính này sẽ giúp giảm thiểu những vấn đề khủng hoảng tâm lý hay những nguy cơ về sức khỏe tâm thần cho các em.

"I can do ít. I can do it."

Mỗi ngày những khẩu hiệu có tính hiệu triệu này lập đi lập lại sẽ in hằn trong trí các em, giúp xây dựng sự tư tin vào bản thân, và khi gặp khó khăn chính câu nói này lại trở lại trong đầu và nhắc các em cố gắng thay vì bỏ cuộc.

Cùng với các bài thở, tập yoga cũng sẽ giúp các em học các cách thức để giúp giữ bình ổn tâm lý.

"Sẳn sàng chưa? Nào hít sâu vào. Một. Hai."

Trên tường gắn đầy các tấm hình mô tả các trạng thái cảm xúc tình cảm khác nhau từ buồn vui hờn giận, cả sợ hãi và phấn khích.

Những em nhỏ được các cô chỉ dẫn để chọn cho mình những tấm hình diễn tả trạng thái tình cảm của các em để nói về nó.

Và không chỉ các cô giáo mà phụ huynh cũng được hướng dẫn để áp dụng cách thức này để giao tiếp với con hiệu quả hơn.

"Con có muốn chỉ cho mẹ thấy con cảm thấy như thế nào sáng nay không? Con có thấy vui không? Còn con Oscar, tấm hình nào chỉ cảm giác của con sáng nay? Con cũng vui vẽ giống anh luôn."

Trung tâm nhà trẻ này là một trong số 2,400 cơ sở giáo dục mầm non đăng ký tham gia vào chương trình giáo dục tâm lý cho trẻ, giúp trẻ sớm làm quen với những cách thức giúp mình tự kiểm soát tâm lý và diễn đạt một cách tích cực trong những tình huống khác nhau.

Chương trình này tập trung vào trẻ em từ sơ sinh đến 18-tuổi.

Be You - Là chính mình, đó là tên chương trình này do BeyondBlue thiết kế và được Early Childhood Australia và Headspace công bố.

Tổng quản lý của Be You tại Early Childhood Australia là Judy Kynaston nói, chương trình cung cấp những khóa học trực tuyến cho các giáo viên mầm non để học cách áp dụng nó.

"Tiếp theo sau đó, họ được hỗ trợ bởi một chuyên gia tư vấn, người làm việc với các dịch vụ đó để giúp họ xác định các cách thức thực hiện, bắt đầu như thế nào, những gì cần làm chuẩn bị để làm việc với trẻ và gia đình của các em."

Với các em nhỏ đi nhà trẻ 5 ngày một tuần, các nhà giáo dục càng có nhiều cơ hội để giúp các em rèn kỹ năng làm chủ tâm lý.

Các cô giáo cũng là những người đầu tiên nhận ra những dấu hiệu về tâm lý tình cảm khác thường ở các em so với lứa tuổi và đa số chung nhât là ở các trẻ con của di dân từ những vùng chiến tranh hay tị nạn.

Quản lý Trung Tâm Làng Trẻ em Tyabb - Tyabb Village Children's Centre, cô Lavinia Jenkin nói các nhân viên trong nhà trẻ nhận thấy một sự gia tăng đáng kể những dấu hiệu bât ổn tâm lý ở những trẻ từ các gia đình từng trãi qua những hoàn cảnh khó khăn hay đau thương.

"Nếu chúng tôi không chú ý và có biện pháp can thiệp ngay tức khắc thì nó sẽ trở thành một vết hằn tâm lý và ảnh hưởng không tốt cho các em sau này. Vì những di chứng tâm lý đó không biến mất mà chỉ lận vào bên trong, tác động sâu sa vào nhiều trạng thái tình huống khó nhìn thấy khó nhận ra sau này, và khó sửa chữa."

Cô giáo tiểu học Amy Monea đã chứng kiến có nhiều em nhỏ rât khó khăn trong những ngày đầu đi học.

Vì vậy mà cô muốn con trai 4 tuổi của mình có thể trãi qua giai đoạn chuyển tiếp từ mội trường nhà trẻ đến mội trường trường học một cách tự tin vui vẻ và chương trình chuẩn bị tâm lý sẽ giúp cho quá trình này diễn ra nhẹ nhàng với trẻ.

"Tôi nhận thấy là cháu cần được chuẩn bị để biết cách nói chuyện với các bạn, và nói cho các bạn biết về cảm xúc của mình mà không cần phải cắn đánh hay xô đẩy la hét các loại."

Mẹ của cô bé 4 tuổi Ashleigh Edgar hoan nghênh những cách thức mà trung tâm làm để giúp các em rèn tính kiên trì nhẫn nại và tự tin.

"Những vấn đề về tâm lý tâm thần vẫn diễn ra trong gia đình tôi, phía nhà chồng tôi. Chúng tôi có những lúc trầm cảm và nhiều thứ xảy ra. Tiếp đến hai con trai tôi bị autism và bị cả chứng lo âu nữa. Vì vậy sức khỏe tâm thần là vấn đề lớn trong gia đình tôi."

Các bài học được học qua chương trình Be You - Là chính mình sẽ giúp các em nhỏ tự tin trong các ngôi trường lớn và cả sau này.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share