Từ một phòng thí nghiệm nhỏ bé tại Melbourne, giáo sư Vasso Apostolopolous hiện làm những điều được xem là lớn lao.
Chuyên viên về dịch tễ học thuộc đại học Victoria, vốn đã bỏ ra hàng chục năm để phát triển các vắc xin có thể chống lại bệnh ung thư và virút, bà đã tham gia vào cuộc chạy đua tìm ra vắc xin chống lại COVID-19.
“Tôi thực sự yêu thích về việc nghiên cứu và đặc biệt với cuộc nghiên cứu nầy về coronavirus, bởi vì tôi mang các kinh nghiệm của mình từ những lãnh vực khác khi tôi phát triển loại vắc xin, hoặc tôi tìm cách hiểu thêm về hệ miễn nhiễm".
"Tôi có thể mang tất cảc thông tin và kinh nghiệm để phát triển loại thuốc chủng cho coronavirus, vì vậy nó thực sự rất phấn khởi”, Vasso Apostolopolous.
Bà là một trong hàng chục khoa học gia Úc, sử dụng kinh nghiệm cuả mình để giúp thế giới tìm ra phương thức trở lại cuộc sống bình thường.
Bà cho biết làm việc với các đồng nghiệp tại đây và ở hải ngoại, mỗi ngày bà học hỏi thêm về virút cũng như làm thế nào để phát triển loại vắc xin chống lại.
“Thuốc chủng ngừa là gì? Thực ra vắc xin là một chút virút, một phần của nó đã hoặc được tổng hợp để có thể là một loại protein, có thể là một dạng virus không còn hoạt động".
'Vì vậy nó sẽ không ảnh hưởng đến con người, thế nhưng đủ để người ta nhận ra nó và tạo nên phản ứng miễn nhiễm, đó là những gì chúng tôi biết và cần phát triển”, Vasso Apostolopolous.
Nay chính phủ liên bang cho biết hiện tiến đến việc bảo đảm các khế ước để dọn đường cho việc sản xuất vaccine tại Úc.
Tổng Trưởng Y Tế Greg Hunt xác nhận việc nầy trong cuộc nói chuyện với các công ty trong nước và hải ngoại.
“Chúng ta hiện đạt được thứ hạng cao và tiến triển mạnh mẽ trong các cuộc thương thảo".
"Lần đầu tiên tôi cảm thấy thận trọng, thế nhưng thực sự lạc quan về viễn tượng của loại vắc xin nầy”, Greg Hunt.
Được biết Trung Quốc, Hoa Kỳ và một vài nước Âu Châu đã đặt trước hàng triệu liều vắc xin.
Phát ngôn nhân Lao động đối lập về y tế Chris Bowen nói rằng, nước Úc nên hành động nhanh chóng hơn.
“Tôi thực sự không biết làm thế nào ông Tổng Trưởng lại có thể cho rằng nước Úc được xếp hạng cao nhất trên thế giới, khi chúng ta vẫn còn tụt hậu đàng sau trong cuộc chơi nầy, lúc đề cập đến chuyện vắc xin”, Chris Bowen.
Trên toàn cầu có khoảng 30 vắc xin, đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm trên người.
Các thử nghiệm nầy đã được chia thành 3 giai đoạn.
Trong giai đoạn 1, vắc xin được tiêm cho một số nhỏ người để xem nó có an toàn hay không.
Ở giai đoạn 2, mẫu vắc xin được nới rộng cho đến hàng trăm người.
Và ở giai đoạn 3, nó được thử nghiệm cho hàng ngàn người, để xác định về tính chất hữu hiệu.
Cuộc thử nghiệm đi xa nhất, là của đại học Oxford đã bắt đầu giai đoạn 3 tại Brazil.
Công ty sinh học Mỹ là Moderna và công ty Trung Quốc là Sinovac cũng không cách xa đàng sau.
“Đó là tiến trình sản xuất vắc xin mà tôi đã thực hiện phải mất 25 năm, còn loại vắc xin COVID-19 là 4 năm, thế nhưng chuyện nầy sẽ phá vỡ mọi kỷ lục”, Tony Cunningham.
Có 3 vắc xin của Úc cũng ở hình thức hỗn hộp và đã hoàn tất giai đoạn 1 tại Brisbane, Melbourne và Adelaide.
Giáo sư Nikolai Petrovsky có mặt trong cuộc thử nghiệm của đại học Flinders ở Nam Úc.
Ông cho biết, toán của ông cho đến nay đã thấy được các kết quả tích cực, thế nhưng cho biết hãy còn vài tháng nữa để hoàn tất.
“Để đạt được vắc xin, là phải thực hiện trọn con đường về các chương trình thử nghiệm lâm sàng và cho thấy có bằng chứng là nó hữu hiệu, thì chúng ta phải cần ít nhất là cuối năm nay và có thể là sang đầu năm tới”, Nikolai Petrovsky.
Ông cho biết giai đoạn thử nghiệm 2 sẽ nhắm vào việc thử trên diện rộng, bao gồm những người thuộc nhóm gặp nhiều rủi ro như giới cao niên chẳng hạn.
“Họ là những người cần được thực sự bảo vệ, chuyện khôi hài ở đây là rất nhiều công việc chế tạo vắc xin hiện nhắm vào việc làm thế nào bảo vệ những người trẻ, còn những người cao tuổi thì làm ngơ một chút. Vì vậy chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc sớm bảo vệ cho những người gặp nguy hiểm, do vắc xin cuối cùng cần phải hữu hiệu và đến những nơi nào nó tác động lớn nhất”, Nikolai Petrovsky.
Vì vậy làm sao để nước Úc chọn loại vắc xin nào để đầu tư vào?
Giáo sư Tony Cunningham, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Virus thuộc Viện Westmead và là thành viên của một toán khoa học gia cố vấn cho chính phủ.
Ông nói rằng điều quan trọng không phải là đầu tư hoàn toàn vào một lãnh vực duy nhất mà thôi.
“Quí vị có thể thất bại trong bất cứ lúc nào trong tiến trình nầy và vì vậy nếu quí vị tìm cách phán xét chuyện nầy trước thời gian, quí vị có thể nói ‘Được nó có vẻ tốt đấy và chúng ta có thể bỏ tiền vào để trở thành người nhận được vắc xin, thế nhưng điều đó có thể là công việc không cần thiết trong dài hạn”, Tony Cunningham.
Ông cũng cho rằng, ngay cả một khi vắc xin đã được tìm thấy, vẫn còn nhiều năm để hoàn thiện chúng.
Ông cho biết điều cũng thiết yếu là vắc xin đi qua các giai đoạn thử nghiệm trước khi được tung ra thị trường.
“Nếu đốt cháy giai đoạn, tiến trình nầy có nguy cơ không hiểu được sự hữu hiệu của vắc xin và không đủ hữu hiệu trong việc trấn an rằng loại thuốc chủng đó sẽ an toàn”, Tony Cunningham.
Thế nhưng ngay khi các giai đoạn được hoàn tất, ông cho biết loại thuốc chủng nầy sẽ là thứ thuốc được sản xuất nhanh nhất trên thế giới.
“Đó là tiến trình sản xuất vắc xin mà tôi đã thực hiện phải mất 25 năm, còn loại vắc xin COVID-19 là 4 năm, thế nhưng chuyện nầy sẽ phá vỡ mọi kỷ lục”, Tony Cunningham.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại