Twitter đình chỉ một số tài khoản có tính cách tuyên truyền

Pro-China supporters take a selfie with a Chinese national flag during a rally at a park in Hong Kong

Pro-China supporters take a selfie with a Chinese national flag during a rally at a park in Hong Kong Source: AAP

Trong khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong tiếp tục gia tăng thì một chiến dịch phối hợp được nhà nước Trung quốc hậu thuẩn diễn ra trên trang mạng xã hội. Các đại công ty Twitter và Facebook cùng lập trường với những người biểu tình bằng cách tháo gở hàng trăm tài khoản do Hoa Lục dựng lên để tung tin thất thiệt.


Trong khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong diễn biến đến tuần lễ thứ 11, vốn nổi tiếng không chỉ qua những vụ đụng độ trên đường phố, mà còn xảy ra trên các trang mạng xã hội nữa.

Tiết lộ nầy diễn ra khi hai trang mạng xã hội lớn nhất là Twitter và Facebook loan báo, họ đã gở bỏ hàng trăm tài khoản mà người ta tin rằng đã được chính phủ Trung quốc tạo nên.

Twitter đã đóng lại 936 tài khoản và đình hoãn 200 ngàn trang khác có dính líu đến việc lan truyền các tin tức sai lạc, nhắm vào việc làm mất uy tín những người biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong.

Facebook theo sau khi dở bỏ 7 trang, 3 nhóm và 5 tài khoản có tính cách cá nhân.

Trong một bài trên trang blog, người đứng đầu về an ninh mạng của Facebook là ông Nathaniel Gleicher, nói rõ lý do vì sao các tài khoản nầy bị dở bỏ.

“Mặc dù những người đứng đàng sau các hoạt động nầy tìm cách giấu giếm danh tính, cuộc điều tra của chúng tôi tìm thấy có những liên kết với các cá nhân, có liên quan đến chính phủ Trung quốc”.

Các trang mạng xã hội được dùng để loan truyền những lời tường thuật trên các đường phố Hong Kong, bằng cách bôi lọ những người biểu tình Hong Kong là hiếu chiến và bạo động, trong một số trường hợp còn so sánh họ với những kẻ khủng bố và gián rệp.

Bà Anne Kruger thuộc First Draft, một tổ chức chống lại tin giả toàn cầu, đã theo dõi tình hình nầy.

Bà cho biết, trong khi đây là lần đầu tiên chính phủ Trung quốc chính thức liên kết trang mạng xã hội với chiến dịch truyền thông của họ, thì đây không phải là lần đầu tiên trang mạng xã hội đã bị vận dụng theo kiểu cách nầy.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi có những xác nhận như vậy từ các công ty truyền thông xã hội Tây phương, rằng họ đã tìm thấy các hoạt động do nhà nước Trung quốc bảo trợ".

"Chúng ta có nhiều thông tin sai lầm và chiến dịch tung tin giả trên khắp Á châu trong những năm vừa qua”, Anne Kruger.

Các trang mạng xã hội Tây phương như Facebook và Twitter đều bị ngăn chận tại Hoa Lục và không thể tiếp cận được, nếu không có một Hệ thống Hạnh kiểm Tư nhân –Virtual Private Network.

Đây là hệ thống theo dõi người dân Trung quốc và xếp hạng theo hạnh kiểm của họ theo chính quyền đánh giá, hậu quả là họ có thể bị giới hạn về vấn đề đi lại và nhiều chuyện khác.

Tuy nhiên cả hai trang mạng xã hội lại tìm thấy, một số tài khoản của họ đã bị tháo gở, đã được truy tầm từ một địa chỉ không bị khóa ở Hoa Lục.
"Tôi và các viên chức đầu ngành cam kết lắng nghe những gì mọi người nói cho biết và chúng tôi muốn với tay ra cộng đồng càng sớm càng tốt”, Carrie Lam.
Bà Kruger cho biết, điều quan trọng là cả hai công ty truyền thông xã hội có một lập trường chung, là chống lại việc loan tin thất thiệt.

“Việc nầy cho thấy sự bành trướng và quyền lực mà họ có, cũng như hậu quả của những hành động như vậy".

"Trách nhiệm mà các công ty truyền thông xã hội ở đây là rất quan trọng, trong việc giúp dập tắt một số tin giả và làm dịu đi một số đối thoại".

"Đặc biệt chúng tôi liên kết một số cuộc đối thoại như vậy, với các lời nói thù hận”, Anne Kruger.

Bà cho biết, đó là nhắc nhở quan trọng là không nên tin vào bất cứ điều gì, mà chúng ta thấy trên các trang mạng xã hội.

“Quí vị có thể làm một băng video một cách khá dễ dàng, khi lấy một đoạn trong đó rồi quí vị kể lại chuyện của mình, hay quí vị có thể xem toàn bộ video và thực sự nhận ra nó hoàn toàn có một câu chuyện khác biệt".

"Thế nhưng các mặt khác biệt đó có thể được sử dụng, hoặc dùng toàn bộ video để kể lại câu chuyện, theo lời tường thuật mà họ muốn".

"Vì vậy mọi người cần nhận thức rằng, cần cảnh giác khi thấy bất cứ điều gì mà một số người muốn xem, vì cần phải tìm hiểu sâu xa hơn”, Anne Kruger.

Việc nầy diễn ra khi những người biểu tình Hong Kong, tiếp tục kêu gọi vị Trưởng Hành Chính Hong Kong là bà Carrie Lam nên từ chức và mở cuộc điều tra độc lập về việc cảnh sát đàn áp dã man người biểu tình, các yêu cầu mà người đại diện cho phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Hong Kong là ông Brian Tong nói rằng, họ muốn thấy được kết quả.

“Sau 2 tháng rưỡi, dường như chính phủ Hong Kong chưa đáp ứng 5 đòi hỏi của chúng tôi".

"Vì vậy điều nầy dẫn đến một điều khác và nó ngày càng làm gia tăng thêm, và nếu quí vị hỏi tôi, thì riêng tôi hy vọng sẽ có một giải pháp nhanh chóng từ phía chính phủ, để chúng tôi không phải biểu tình thêm nữa”, Brian Tong.

Tuy nhiên bà Carrie Lam, có vẻ như bà không muốn từ chức.

Thay vào đó, bà cho biết muốn gặp gỡ người biểu tình để có được một giải pháp ôn hòa.

“Chúng tôi sẽ bắt đầu một diễn đàn đối thoại ngay tức khắc về mọi vấn đề".

"Vì vậy đây là một số chuyện mà chúng tôi muốn làm, theo phương cách thành thật và khiêm nhượng".

"Tôi và các viên chức đầu ngành cam kết lắng nghe những gì mọi người nói cho biết và chúng tôi muốn với tay ra cộng đồng càng sớm càng tốt”, Carrie Lam.

Trong lúc Hong Kong một lần nữa diễn ra các cuộc biểu tình liên tiếp, thì nhiều người lo ngại liệu và khi nào, Hoa Lục sẽ nhập cuộc khi tiến vào Hong Kong để chấm dứt tình trạng bất ổn tại đây.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share