Ông trả lời các câu hỏi liên quan đến di trú, rồi các cam kết của Liên đảng với người Thổ dân Úc và điều 44 của Hiến Pháp cùng những chuyện khác nữa.
Quả là một năm đầy khó khăn cho Thủ tướng Malcolm Turnbull và tối thứ hai vừa qua, cũng không phải là một biệt lệ.
Dưới ánh đèn chói chang và những câu hỏi hóc búa trên đài truyền hình quốc gia, trong chương trình Q-A tức Hỏi và Đáp của đài ABC, ông không thể giấu diếm được điều gì.
Cử tọa trong khi tự nhận là thân Liên đảng hơn bất cứ đảng phái nào khác, thế nhưng họ nhanh chóng bắt đầu chất vấn ông Turnbull về kế hoạch tu chính điều 44 Hiến Pháp.
"Vâng tôi nghĩ rằng điều 44 Hiến Pháp nên được tu chính, thế nhưng tu chính như thế nào lại là một điều mà Ủy ban Thường trực Hỗn Hợp về các Vấn đề Bầu cử phải xem xét. Thế nhưng vào lúc nầy chúng ta phải sống với điều khoản nầy và tòa án tối cao diễn dịch các trường hợp nghi ngờ".
Sau đó phần hỏi và đáp chuyển sang câu hỏi tại sao hồi tháng 10, chính phủ lại bác bỏ một đề nghị nhằm thiết lập một Hội đồng Thổ dân tại Quốc hội.
"Một hội đồng như vậy có hiệu quả là một viện thứ ba trong Quốc hội và tôi không tin rằng Quốc hội chúng ta nên có một viện nào khác hơn là lưỡng viện như hiện nay, đó là Hạ Viện và Thượng viện và hai viện nầy đều mở rộng cửa cho công chúng Úc".
Một câu hỏi của khán giả Thổ dân, thu hút được nhiều lời hoan hô đáng kể .
"Nếu đó là lập trường của ông thì rõ ràng chúng ta cần một nhà lãnh đạo can đảm. Trong việc bác bỏ tuyên ngôn Uluru, ông ta rõ ràng không tôn trọng đến ý nguyện của người Thổ dân và dân bán đảo Torres, vốn tham dự trong diễn đàn quan trọng đó".
"Khi quí vị nhìn vào các nền dân chủ tương tự trên thế giới, họ có những thảo luận dân chủ cho người Thổ dân, nên thực sự quả là đau lòng khi thấy Thủ tướng bác bỏ Tuyên Ngôn như vậy", một nữ khán giả.
Sau đó cuộc đối thoại chuyển sang đề tài di dân.
"Quí vị nên nhớ rằng ông Donald Trump hứa hẹn chuyện nầy lúc tranh cử và ông ta giữ lời đã hứa", Malcolm Turnbull.
Ông Turnbull cho khán giả biết về chính sách di trú cứng rắn của Úc, đã được nhiều người thán phục trên khắp thế giới, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
"Tôi không chắc ông Donald Trump có được lòng dân thế nào trong số các khán giả dự khán đêm nay, thế nhưng ông ta thường nói đến chương trình di trú dựa trên căn bản tay nghề của chúng ta với thái độ hết sức tích cực và nhiều quốc gia khác cũng ca ngợi".
Ông Turnbull đáp trả một câu hỏi từ một người có tên là Yassir, gần bị chết đuối khi đến Úc bằng thuyền và chất vấn Thủ tướng, về số phận của những người vẫn còn bị giam giữ.
Ông Turnbull tỏ ra không thay đổi, trong lời hồi đáp.
'Yassir, tôi có cảm tình với ông và với những kinh nghiệm đau khổ mà ông đã trải qua, thế nhưng tôi là Thủ tướng nước Úc, công việc của tôi là bảo vệ biên giới và bảo vệ cho sự đoàn kết của quốc gia chúng ta cùng chủ quyền của nước Úc".
Ông Turnbull sau đó được hỏi về quyết định của ông Donald Trump, trong việc nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Thủ tướng nói rằng nước Úc sẽ không lay chuyển lập trường của mình do quyết định của ông Trump và Tòa Đại sứ Úc vẫn ở tại Tel Aviv.
"Quyết định đó không ảnh hưởng lên chúng tôi liên quan đến những gì chúng tôi sẽ làm".
"Chính sách của chúng ta vẫn chính xác, như những gì đã diễn ra trong nhiều năm qua".
"Quí vị nên nhớ rằng ông Donald Trump hứa hẹn chuyện nầy lúc tranh cử và ông ta giữ lời đã hứa", Malcolm Turnbull.
Về các vấn đề khác, ông Turnbull trả lời các câu hỏi liên quan đến Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc, mỏ than Adani, chương trình NBN và Ủy hội Điều tra Hoàng gia về vấn đề đối xử tệ hại với trẻ em.
Thủ tướng cũng nhắm đến đảng Lao động và lãnh tụ đối lập Bill Shorten, đặc biệt sau một câu hỏi liên quan đến việc giới thiệu luật lệ mới về gián điệp do Liên đảng đề ra.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại