Tương lai nào cho nền âm nhạc và nghệ thuật tại Afghanistan?

Zohra, Afghanistan's first, all-female orchestra in happier times

Zohra, Afghanistan's first, all-female orchestra in happier times Source: SBS

Kể từ khi ra mắt hồi năm 2015, ban nhạc nữ Zohra ở A Phú Hãn đã trình diễn khắp nơi trên thế giới kể cả tại Úc. Thế nhưng với việc Taliban chiếm lại A Phú Hãn, có nhiều quan ngại về Taliban của ban nhạc nói trên cũng như toàn bộ lãnh vực nghệ thuật của nước nầy.


Ban nhạc nầy đã tạo nên lịch sử một thời, tại Afghanistan và trên khắp thế giới, dọn đường cho có nhiều phụ nữ và bé gái thưởng thức các làn điệu du dương.

Thế nhưng với việc Taliban chiếm lại quyền hành, người ta lo sợ cả một thế hệ sẽ bị im tiếng.

Ông Ahmed Sarmat là một trong những người hoạt động đàng sau Zohra, và là người sáng lập trường Quốc gia Âm Nhạc A Phú Hãn.

Ông cho biết lần sau cùng Taliban còn nắm quyền, họ ra lệnh cấm âm nhạc trong 5 năm.

“Ngay từ ngày đầu họ chiếm được Kabul, họ cấm mọi thứ âm nhạc tại Afghanistan".

"Ngay lúc đó, họ tìm cách dập tắt tiếng nhạc trên toàn quốc, cũng như tịch thu các bản nhạc và quyền sở hữu âm nhạc, vì âm nhạc là một quyền để tiến vào ngôn ngữ âm nhạc”, Ahmed Sarmat.

Trong số 300 thành viên hiện tại của Zohra, có một phần 3 là các cô gái.

Ông Ahmed cho biết, ông quan ngại nhất cho các sinh viên học sinh nầy.

“Các học trò của tôi, nhạc viện và các nhân viên đều lo lắng về tương lai và cuộc sống, thế nhưng tôi tìm cách tỏ ra lạc quan và hy vọng họ sẽ được để yên”, Ahmed Sarmat.

Được biết hồi năm 2019, ban nhạc Zohra đã trình diễn tại Nhà hát Con sò ở Sydney.

Bà Naryam Zahid là người tổ chức sự kiện vào lúc đó, bà là chủ tịch của tổ chức có tên là Phụ nữ Tiến bộ Afghan.

Bà cho biết, quả là một sự kiện lịch sử cho cộng đồng người A Phú Hãn và những người Úc thưởng lãm, thế nhưng mọi việc có thể khác biệt.

“Với những kinh nghiệm của tôi sống dưới chế độ Taliban 21 năm qua, họ luôn luôn chống lại âm nhạc và sự hiện diện của phụ nữ".

"Tôi thực sự lo ngại và đã liên lạc với giới phụ nữ ở A Phú Hãn vào lúc nầy, nay trên truyền hình chẳng có nhạc".

"Chẳng có gì được trình chiếu như đã được thực hiện 20 năm qua”, .Naryam Zahid

Đó là tình cảm người ta hiện cảm nhận trong lãnh vực nghệ thuật của xứ sở nầy.

Ba cô gái thuộc ban nhạc Zohra lo sợ sẽ không còn tương lai âm nhạc cho họ tại A Phú Hãn, thế nhưng họ quyết định không bỏ đi.

Hiện Taliban chưa tuyên bố chính sách nào của họ về âm nhạc, thế nhưng bà Zahid nói rằng có một số dấu hiệu cho thấy sẽ có sự thay đổi tận gốc rễ.

“Chúng tôi hy vọng việc đó sẽ thay đổi và sự thay đổi có thể thích hợp với mọi thành phần trong xã hội chúng ta, bởi vì nếu họ chỉ có một đường lối đặc biệt và muốn chúng ta phải vào khuôn khổ, điều đó sẽ không được hoan nghênh".

"Nếu họ cấm âm nhạc và tiếng nói qua sự hiện diện của phụ nữ chúng ta, thì đây là một tổn thất lớn lao và tôi chắc chắn họ sẽ đối diện với một vài thách thức”, Naryam Zahid.
'Mọi điều không tốt và lịch sử đen tối, là lý do vì sao không chỉ tôi mà cà cộng đồng âm nhạc nước nầy, luôn quan ngại cho tương lai”, Ahmed Sarmat.
Hồi 7 năm trước, Taliban tìm cách buộc ông Sarmast phải im tiếng vĩnh viễn.

Ông nầy sống sót sau vụ nổ bom tự sát, thế nhưng chuyện nầy lại tạo cảm hứng cho ông tiếp tục công việc.

Tuy nhiên khi đề cập đến tương lai âm nhạc dưới thời cai trị của Taliban, ông cho biết các giá trị như sự bình đẳng giới tính và những khác biệt âm nhạc mang lại mà các học viên của ông đang thể hiện, hoàn toàn trái ngược với Taliban.

“Tôi rất lo sợ về tương lai và học viện, đặc biệt là các chính sách trong quá khứ và hoạt động của Taliban chống lại nghệ thuật, văn hóa và chính xác hơn là âm nhạc".

"Trong thời gian đó, người dân A Phú Hãn hoàn toàn im tiếng nhưng tôi hy vọng chuyện đó không xảy ra".

'Mọi điều không tốt và lịch sử đen tối, là lý do vì sao không chỉ tôi mà cà cộng đồng âm nhạc nước nầy, luôn quan ngại cho tương lai”, Ahmed Sarmat.

Mọi chuyện sẽ diễn ra theo chiều hướng tốt hay xấu, mọi người sẽ biết rõ trong nay mai.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share