Hội nghị đầu tiên của G20 diễn ra vào năm 2008, và thông lệ là lãnh đạo cao nhất của các quốc gia tham dự hội nghị. Đã có 4 đời thủ tướng Úc tham gia hội nghị.
Nhóm các quốc gia G20 chiếm đến hai phần ba dân số toàn cầu và nắm giữ 80% giao dịch thương mại trên toàn thế giới.
Diễn đàn được tiến hành trên cơ sở đồng thuận - nhưng Tiến sĩ Hugo Javier Gobbi, Đại sứ Argentina tại Úc cho biết Diễn đàn G20 năm ngoái tại Argentina đã cho thấy tiêu chí này nó khó thực hiện đến mức nào trong tình hình ngày nay.
"Tất nhiên là mỗi nước có những mối quan tâm khác nhau. Và trong một số khu vực họ đã không tìm được tiêng nói chung về quyền lợi khu vực."
Cuộc họp đã vấp phải những chia rẽ sâu sắc về biến đổi khí hậu và thương mại và đưa ra tuyên bố một xuống nước nói loanh quanh tránh đi thẳng vào những vấn đề gây tranh cãi.
"Công việc của chúng tôi là bảo vệ một hệ thống dựa trên các quy tắc đây thực sự là một công việc của nền văn minh - nó rất quan trọng. Không có quy tắc, không có giao dịch và như vậy thì hệ thống xã hội bị suy yếu. Không quy tắc cũng không đầu tư. Không quy tắc cũngsẽ không ngành du lịch."
Tiến sĩ Gobbi đã có sáu năm làm G20 Sherpa - tức là đại diện cá nhân của một nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ tại Diễn đàn - ôn g nói Hội nghị thượng đỉnh năm nay tất cả tập trung về Thái Bình Dương.
Ông nói rằng Úc có một vai trò quan trọng trong khu vực này.
"Đó có lẽ là căng thẳng địa lý chính trị trọng tâm trên thế giới, đối với tất cả chúng ta, đó là một thách thức lớn và là một mối lo ngại lớn, và mọi người chú ý đến vai trò của Úc, bởi vì Úc, như Argentina, muốn bảo vệ các hệ thống và thể chế đa phương và trật tự dựa trên luật lệ ; và Úc có một vị trí địa lý đặc biệt trong khu vực vì nước này có nền kinh tế giao thoa với Trung Quốc và nó cũng liên kết với Hoa Kỳ rất nhiều - vì vậy Úc có vai trò rất quan trọng để có thể có ảnh hưởng và trung hòa những căng thẳng trong tình huống này."
Có một số thách thức - nhất là cuộc chiến thương mại đang phát triển giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết họ đang đưa thông điệp hợp tác tới G20 sau hội nghị thượng đỉnh mới nhất của Liên minh châu Âu.
"Trong hội nghị thượng đỉnh EU, chúng tôi đã thảo luận về tình hình kinh tế. Chủ tịch ECB Mario Draghi nhấn mạnh rằng rủi ro lớn nhất đối với triển vọng kinh tế toàn cầu là căng thẳng thương mại và địa lý chính trị. Chúng tôi sẽ gửi thông điệp này đến G20 ở Osaka, nơi chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục các đối tác của mình hợp tác thay vì đe dọa nhau."
Christine Lagarde, Chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng có cùng mong muốn như vậy:
"Bất kỳ chuyển biến tích cực nào hướng tới giải quyết căng thẳng thương mại hiện tại mà chúng ta đang thấy giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong số những người khác, chắc chắn sẽ được hoan nghênh từ quan điểm của nền kinh tế toàn cầu Any positive move towards resolving the current trade tensions, that we are seeing between the United States and China, among others, would be certainly welcome from the perspective of the global economy."
Với sự gia tăng vê các tranh chấp từ thương mại, đến công nghệ và an ninh - và cuộc đấu tranh đang diễn ra để giành được tình cảm , ý muốn và lãnh thổ ở Thái Bình Dương - đang thống trị Hội nghị thượng đỉnh Osaka, Scott Morrison biết rằng Úc cũng sẽ chịu áp lực phải đẩy đứng ra theo một cách khác.
Christian Downie từ Đại học Quốc gia Úc nói rằng đó là một nhiệm vụ không dễ dàng.
"Tôi nghĩ từ góc nhìn của Úc, chúng ta đã bị cản trở về mặt quốc tế, uy tín ngoại giao của chúng ta đã bị sút giảm do chúng ta thiếu hành động trong vấn dề năng lượng và biến đổi khí hậu ở cả trong nước và quốc tế mà hai vấn đề này thường song hành với nhau. Vì vậy, tôi nghĩ rằng một điều quan trọng đối với Úc không chỉ là giúp dẫn dắt các cuộc thảo luận quốc tế về năng lượng và biến đổi khí hậu mà qua đó đưa những chuyện này đi vào trật tư ở trong nước. Và đó sẽ là một thách thức thực sự đối với Thủ tướng."
Cuộc tấn công gần đây vào hai tàu chở dầu ở eo biển Hormuz đã làm sông lại cuộc tranh cãi từ Hội nghị thượng đỉnh Brisbane 2014 về việc hiện đại hóa Cơ quan Năng lượng Quốc tế để giúp bảo vệ nguồn cung cấp nhiên liệu toàn cầu.
Bốn trong số 10 quốc gia năng lượng hàng đầu thế giới vẫn chưa đăng ký: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil.
"Và nếu chúng tôi không đưa một số quốc gia đó nhập cuộc, thì nguy cơ là các quốc gia khác thành lập các tổ chức song song không nằm trong lợi ích của Úc."
Về các vấn đề đang thu hút công luận quốc tế khác, Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ không cho phép bất kỳ cuộc thảo luận nào về các sự kiện gần đây ở Hồng Kông, nơi đang có các cuộc biểu tình lớn phản đối luật luật dẫn độ một dự luật mà cho phép Trung Quốc đưa các nghi can và người bị bắt ở Hong Kong vào đại lục xét xử.
Zhang Jun là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc:
"Tôi có thể nói với quý vị phải chắc chắn rằng G20 sẽ không thảo luận về vấn đề Hồng Kông và chúng tôi sẽ không cho phép G20 thảo luận về vấn đề Hồng Kông. Chính phủ đặc khu Hồng Kông đã thực hiện một loạt các biện pháp để bảo vệ công lý công bằng của xã hội và ngăn chặn các lỗ hổng trong hệ thống pháp luật. Chúng tôi tin rằng những gì họ làm là hoàn toàn cần thiết và chính phủ trung ương ủng hộ những biện pháp này."
Vào thứ Sáu này, Thủ tướng Scott Morrison sẽ tham dự G20 khác cùng với các chức sắc lãnh đạo khác tại Osaka Nhật Bản và đây là lần thứ 2 ông tham dự.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung