Trong suốt cuộc họp nội các tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump đã thẳng thắn tuyên bố.
"Hoa Kỳ đang coi Bắc Triều Tiên như là một nhà nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.”
“Điều này lẽ ra cần phải làm từ lâu rồi, phải làm từ nhiều năm trước.”
“Cùng với việc đe doạ huỷ diệt thế giới bằng vũ khí nguyên tử, chính quyền Bắc Hàn đã liên tục hỗ trợ các hoạt động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong đó bao gồm cả việc thực hiện ám sát ngay trên chủ quyền của nước khác,” ông Trump nói.
“Điều quan trọng là tiếp tục chỉ rõ ra thái độ, hành vi bất hợp pháp của Bắc Hàn trên bình diện quốc tế và cần phải đưa họ trở lại danh sách lưu ý này vì lý do đó,” Ngoại trưởng Úc Rex Tillerson
Danh sách đen tài trợ khủng bố
Bắc Hàn giờ đây sẽ nằm chung với Iran, Sudan và Syria, trong danh sách bị Hoa Kỳ liệt vào các quốc gia tài trợ khủng bố.
Các điều kiện để Hoa Kỳ khép vào một quốc gia vào danh sách này đó là quốc gia ấy từng liên tục hỗ trợ các hành động khủng bố quốc tế.
Việc Bắc Hàn theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và phóng thử hỏa lửa đã thách thức các lệnh trừng phạt do được Hội đồng Bảo an LHQ đưa ra.
Quốc gia này đã bị Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề bao gồm việc đóng băng tài sản của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-Un.
Giờ đây, Tổng thống Trump có quyền áp đặt một số hình thức trừng phạt mới, tuy nhiên, những đó là biện pháp gì thì vẫn chưa được công bố.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã ủng hộ mạnh mẽ quyết định của Tổng thống Trump.
"Kim Jong-un điều hành một hoạt động tội phạm toàn cầu ngay từ Bắc Triều Tiên, ông ta sử dụng từ vũ khí, ma túy, đến các hoạt động tội phạm trên mạng.”
“Và tất nhiên nước này không ngần ngại đe dọa sự ổn định của khu vực bằng vũ khí hạt nhân," ông Turnbull nói.
Cần nhắc lại, Bắc Hàn trước đây đã từng nằm trong danh sách các nhà nước tài trợ khủng bố, thế nhưng đã được cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đưa tên khỏi danh sách này vào năm 2008.
Nay thì đương kim Tổng thống Donald Trump đưa Bắc Hàn trở lại danh sách này.
Ngoại trưởng Julie Bishop cũng đã bày tỏ sự ủng hộ cho tuyên bố của ông Trump, đồng thời gọi Bắc Hàn là "một quốc gia phá hoại".
"Bắc Hàn đã bị liệt vào danh sách các nhà nước tài trợ khủng bố, thế nhưng giới thời chính quyền Bush, họ đã tham gia vào các cuộc đàm phán 6 bên.”
“Bắc Hàn thể hiện rằng họ sẽ tuân thủ các yêu cầu của quốc tế để xác thực về các chương trình hạt nhân của họ, nhưng có vẻ như họ không đáp ứng được bất kỳ tiêu chuẩn nào,” bà Bishop nói.
Biện pháp của Hoa Kỳ có hiệu quả?
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho rằng bước đi của Hoa Kỳ sẽ ngăn cản các bên thứ ba ủng hộ Bình Nhưỡng và chế độ của họ Kim.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng bất kỳ hình thức trừng phạt nào đối với Bắc Triều Tiên chỉ chủ yếu mang tính hình thức, và những ảnh hưởng thực tế của nó có thể bị hạn chế.
"Mặc dù biện pháp này có thể làm gián đoạn và tác động đến một số bên thứ ba trong việc thực hiện một số hoạt động nhất định với Bắc Hàn, ví dụ như áp đặt lệnh cấm một số hoạt động của Bắc Hàn cũng như phong toả nước này trong tình hình căng thẳng hiện nay.”
“Thế nhưng, tôi cho rằng điều quan trọng là tiếp tục chỉ rõ ra thái độ, hành vi bất hợp pháp của họ trên bình diện quốc tế và cần phải đưa họ trở lại danh sách lưu ý này vì lý do đó,” ông Tillerson nói.
Thực tế, hồi đầu năm nay, sau khi Bắc Hàn liên tiếp có những hành động bất chấp luật pháp quốc tế và có ý kiến nhắc đến việc đưa Bắc Hàn trở lại danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.
Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra bình luận rằng việc đưa Bắc Hàn trở lại danh sách này có thể làm trầm trọng thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Theo quan điểm của Moscow, thực sự chỉ nên áp dụng các biện pháp trừng phạt do Liên Hiệp Quốc đặt ra.
Việc Bắc Hàn bị Mỹ liệt vào danh sách quốc gia tài trợ khủng bố sẽ khiến nước này phải chịu các lệnh trừng phạt như: lệnh phong tỏa tài chính, cấm giao dịch buôn bán và các biện pháp trừng phạt khác.
Hiện tại, các quốc gia nằm trong danh sách tài trợ khủng bố của Mỹ gồm Iran, Sudan, Syria và mới nhất là Bắc Hàn.