Tuần lễ từ ngày 10 đến 17/11 được coi là Tuần nâng cao nhận thức về chứng lo âu và trầm cảm sau khi sinh.
Các chuyên gia y tế và các nhóm hỗ trợ đang dùng sự kiện này để kêu gọi nhận thức và giáo dục mọi người nhiều hơn về vấn đề ảnh hưởng đến 100.000 gia đình Úc mỗi năm.
"Đó không phải là khoảng thời gian hạnh phúc với tôi", Craig Anderson, 35 tuổi, chia sẻ với SBS về sự chào đời đứa của đứa con trai hai tuổi.
“Mọi người nói rằng vài tuần đầu tiên có con, hãy tận hưởng niềm vui và xem nhẹ mọi thứ bởi vì đây là thời gian tuyệt vời nhất trong đời. Nhưng đối với chúng tôi, cảm giác thất vọng liên tục diễn ra. Tôi không ăn, không ngủ và luôn ám ảnh mình không đủ khả năng làm cha mẹ”.
Những cảm giác đó, anh Crag biết được, là triệu chứng của trầm cảm sau sinh, một căn bệnh tâm thần liên quan đến việc trở thành cha mẹ, ảnh hưởng đến 100.000 gia đình Úc mỗi năm.
“Sự bất an trong lòng tôi rất cụ thể. Ở nơi công cộng với con trai tôi, hay bất cứ nơi nào có đám đông, bất cứ nơi nào không có lối thoát hiểm, tôi đều cảm thấy rất nặng nề. Cảm giác rất rõ, ruột của tôi sẽ quặn lại, tôi sẽ bị đau và thấy khó chịu trong bụng.”
Trong khi căn bệnh trầm cảm và lo âu sau sinh, gọi tắt là PANDA, thường gặp ở phụ nữ, ảnh hưởng đến một phần năm các bà mẹ, thì đàn ông không hề bị miễn dịch với căn bệnh này. Một trong mười người mới làm cha mắc chứng trầm cảm và lo âu.
Dữ liệu được công bố trong năm nay, cho thấy 50% người cha không biết rằng họ có thể trải nghiệm cảm giác trầm cảm sau sinh.
Anh Anderson nói rằng anh không ngờ việc này xảy ra với mình.
“Phản ứng ban đầu của tôi khi phát hiện ra mình bị rối loạn lo âu sau sinh là tôi không phải là người sinh con, hormone của tôi không bị ảnh hưởng như vợ của tôi. Vậy điều này đã xảy ra như thế nào? Việc một người đàn ông bị trầm cảm sau khi thực sự lạ lẫm với tôi, tôi không thể tin được.”
Tuần lễ nâng cao nhận thức về lo âu và trầm cảm sau sinh diễn ra trong khi các chuyên gia y tế và các nhóm hỗ trợ đang nỗ lực gia tăng nhận thức và giáo dục về vấn đề này.
Chẩn đoán của anh Anderson được đưa ra vài tháng sau khi vợ anh được thông báo rằng cô đang bị tình trạng này.
Đã có nghiên cứu về việc mắc chứng trầm cảm ở một phụ huynh sẽ ảnh hưởng đến sự khởi phát tiềm năng ở người còn lại như thế nào.
Phản ứng ban đầu của tôi khi phát hiện ra mình bị rối loạn lo âu sau sinh là tôi không phải là người sinh con, hormone của tôi không bị ảnh hưởng như vợ của tôi. Vậy điều này đã xảy ra như thế nào? Việc một người đàn ông bị trầm cảm sau khi thực sự lạ lẫm với tôi, tôi không thể tin được.
Bác sĩ phụ sản, Kinda Austin nói rằng trong khi những tiến bộ đã được thực hiện trong những năm gần đây, vẫn còn những hạn chế.
“Chúng ta may mắn sống ở đất nước này, bắt đầu có những bước ngoặt lớn vào nhận thức về sức khỏe tâm thần xung quanh thời điểm sau khi sinh, nhưng chúng ta vẫn có một khoảng cách rất lớn để nhận biết, giáo dục và đào tạo.”
Một báo cáo của PwC cho biết chi phí điều trị trầm cảm và lo âu sau khi sinh ở Úc, ước tính rằng tác động của căn bệnh này trong năm đầu tiên là 877 triệu đô la.
Arabella Gibson là giám đốc điều hành của nhóm hỗ trợ Gidget Foundation, người đóng góp cho nghiên cứu.
Bà nói rằng các chi phí bao gồm việc giảm năng suất lao động, chi phí y tế từ hệ thống chăm sóc chính thông qua bệnh viện, chi phí tham vấn y tế cộng đồng và các chăm sóc căn bản.
Lo âu và trầm cảm sau sinh tại Úc, hay gọi tắt là PANDA, cho biết dữ liệu tổng hợp từ những người sử dụng đường dây trợ giúp quốc gia tiết lộ rằng 3/4 số người gọi đến gặp khó khăn trong việc thay đổi để trở thành cha mẹ, chỉ một phần ba chia sẻ cho chồng hay vợ của họ về cảm xúc của mình.
Đường dây trợ giúp này cũng phát hiện 1 trong 5 người gọi đến đã chịu đựng đau khổ trong ít nhất sáu tháng, trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ.
Yvette Mystakas 34 tuổi hiểu cảm giác phải chịu đựng trong im lặng.
Trong thời gian mang thai, và trong những năm sau khi sinh con trai của mình, cô đã chiến đấu với chứng trầm cảm sau sinh nghiêm trọng.
Tuy nhiên, phải đến khi cô suy ngẫm về cuộc sống của mình, khi con trai cô lên hai tuổi, cô mới nhận ra mình cần sự giúp đỡ.
“Cuối cùng, sau ngần ấy năm, tôi mới tìm đến sự giúp đỡ. Tôi chỉ suy nghĩ một cách vô thức rằng tôi sẽ đi đến bác sĩ và uống thuốc giảm đau nặng nhất, tôi sẽ đến cửa hàng bán rượu và chọn chai rượu nặng đô nhất và chìm đắm trong nỗi buồn. Nếu tôi không thức dậy, tôi cứ ngủ luôn cũng được.
Chồng tôi liên tục gọi điện và nhắn tin cho tôi khi tôi đang muốn chết, và một điều gì đó bên trong tôi nói 'Yvette, cô đã trải qua điều tồi tệ hơn thế này và cô chưa bao giờ nghĩ đến việc lấy đi mạng sống của mình, cô cần sự giúp đỡ.
Đó là lúc tôi trả lời cuộc gọi từ chồng tôi và nói rằng anh hãy đưa em đi cấp cứu. Em không khỏe, em muốn tự tự và từ bỏ hết tất cả”.
Cô Mystakas được đưa vào khoa tâm thần.
“Điều đó thực sự rất đau lòng, nhưng thời gian ở đó cho phép tôi suy ngẫm về mọi thứ đã xảy ra, đó có lẽ là điều tốt nhất với tôi”.
Một trong những trọng tâm của các nhóm hỗ trợ và chuyên gia y tế trong tuần này, là nâng cao nhận thức cộng đồng và phá bỏ sự kỳ thị, đang cản trở mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ.
Báo cáo của PwC cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nhắm đến các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Họ những người Úc đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ. Theo các chuyên gia, họ có thể ít thoải mái hơn khi tìm kiếm sự chăm sóc sức khỏe tâm thần vì rào cản ngôn ngữ, cũng như các hiểu biết hạn chế về cách sử dụng hệ thống y tế Úc.