Có rất ít người Úc được phép du hành đến Anh quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu, thế nhưng ông Tony Abbott là một trong những người làm được chuyện đó.
Chuyến đi nhanh chóng như một cơn lốc xoáy đến Luân Đôn là một cơ hội để ông tạo nên tin tức quan trọng hàng đầu tại Anh cũng như ở quê nhà,
Trạm dừng chân đầu tiên của ông là viện nghiên cứu có tên là ‘Trao đổi Chính sách’, tại đây ông chỉ trích những điều ông gọi là ‘sự kích động về coronavirus’.
Ông đặt nghi vấn về số tiền chính phủ Úc đã bỏ ra để làm dịu đi hậu quả về kinh tế của tình trạng phong tỏa, khi đề cập đến tuổi trung bình của các nạn nhân COVID-19.
“Ngay cả trong trường hợp việc phong tỏa có thể tránh được mức tử vong theo dự tính ban đầu là 150 ngàn người, thì tính ra mất khoảng 2 triệu đô la cho mỗi sinh mạng được cứu sống và nếu trung bình tuổi của những người nầy là 80 và ngay khi họ có thể sống thêm được 10 năm, thì vẫn mất 200 ngàn đô la cho mỗi năm còn lại, về căn bản tất cả đều vượt quá số tiền mà các chính phủ chuẩn bị để trả cho các loại thuốc cứu mạng".
"Như vậy chúng ta không nên hỏi, liệu phương pháp chữa trị có tương xứng với căn bệnh hay không?”, Tony Abbott.
Ông nhắm mục tiêu vào Thủ Hiến Victoria, Daniel Andrews và các biện pháp phong tỏa giai đoạn 4 của tiểu bang nầy.
“Nhà cửa có thể bị xông vào, mọi người có thể bị bắt giữ, luật lệ thông thường về đất đai có thể được kéo dài, nay ông Thủ Hiến lại muốn gia hạn sự độc tài về y tế nầy thêm 6 tháng nữa”, Tony Abbott.
Ông cũng chỉ trích việc cấm du lịch và lệnh ở tại nhà.
“Các chính phủ cân nhắc việc nầy theo khuyến cáo của các chuyên viên y tế, như là quyết định có luôn luôn trong sáng không, rồi chúng ta nên phán đoán ra sao, hơn là chỉ nghe theo lời khuyên của các chuyên gia vô trách nhiệm”, Tony Abbott.
Tuyên bố trước một Ủy ban Quốc Hội Anh quốc, nhà cựu lãnh đạo Úc xác nhận tin tức là ông có cuộc nói chuyện để trở thành một cố vấn về thương mại của nước Anh.
“Đó là những chuyện chưa chính thức và tôi thực sự không nghĩ là tôi có thể nói gì thêm, cho đến khi mọi chuyện được quyết định”, Tony Abbott.
“Đầu tiên họ có gặp ông về vai trò nầy hay không, hoặc ông chỉ tìm thấy quảng cáo trên báo The Guardian mà thôi?”, một ký giả hỏi.
“Tôi sẽ không đi vào chi tiết vấn đề nầy thêm nữa”, Tony Abbott.
"Nếu quí vị thiếu tính chất nầy, sẽ rất khó khăn để mọi việc được hoàn thành”, Tony Abbott.
Tuyên bố trước một Ủy ban Quốc Hội Anh quốc, nhà cựu lãnh đạo Úc xác nhận tin tức là ông có cuộc nói chuyện để trở thành một cố vấn về thương mại của nước Anh./
Được biết ông Tony Abbott là một chọn lựa gây nhiều tranh luận cho công việc nói trên.
Phát ngôn nhân đối lập về thương mại của Anh quốc mô tả, ông là một người ‘hung hăng, ranh mảnh, thích cãi nhau, luôn chối bỏ chuyện thay đổi khí hậu, một người ghét phụ nữ và luôn tôn thờ ông Trump.
Nay một dân biểu thân chính phủ lên tiếng, bà Caroline Noakes cho đài BBC biết rằng, ông Abbott không thích hợp với vai trò cố vấn thương mại cho Anh Quốc.
“Ông ta là một người thù ghét phụ nữ và có quan điểm rất hẹp hòi về quyền của cộng đồng LGBT, tôi không nghĩ người đàn ông nầy ở bất cứ cương vị nào gần gũi với Hội đồng Thương mại của chúng ta".
"Ông ta có phải là người tôi muốn đại diện cho chúng ta trên khắp thế giới hay không, câu trả lời là không”, Caroline Noakes.
Khi được hỏi về những lời chỉ trích vừa kể, ông Abbott cho biết đó chỉ là một phần trong cuộc sống công cộng mà thôi.
“Điều không tránh khỏi là nếu quí vị ra sức thuyết phục, thì quí vị sẽ thu hút mọi chỉ trích".
"Thế nhưng nếu quí vị muốn mọi việc hoàn tất, thì quí vị cần những người đứng ra thuyết phục những người khác".
"Nếu quí vị thiếu tính chất nầy, sẽ rất khó khăn để mọi việc được hoàn thành”, Tony Abbott.
Còn về chuyện làm thế nào ông sang được nước Anh, ông cho biết đã xin chính phủ một sự miễn giảm và sẽ cách ly bằng tiền túi của mình, khi trở lại nước Úc.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại