Cháy rừng và hạn hán kéo dài ở phần lớn miền đông Australia, cháy rừng ở California và sóng nhiệt trên khắp châu Âu là một trong những sự kiện thời tiết khắc nghiệt khiến nhiều người cho rằng chúng liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu.
Hội đồng khí hậu là một trong số những tổ chức kêu gọi hành động nhiều hơn khi cho công bố các báo cáo nêu chi tiết về sự gia tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất của thời tiết khắc nghiệt.
Báo cáo có tển là 'Weather Gone Wild' "Thời tiết trở nên điên loạn" cho thấy năm 2018 là năm nóng kỷ lục đối với các đại dương trên thế giới.
Và năm 2019 là năm thứ chín trong số 10 năm nóng nhất được ghi nhận tại Úc kể từ năm 2005.
Năm ngoái, (2018) các công ty bảo hiểm đã trả 1,2 tỷ đô la cho các yêu cầu bồi thường vì thiên tai.
Giám đốc Chương trình Năng lượng và Khí hậu Úc, Richie Merzian cho biết các sự kiện từng được coi là hiếm thì nay ngày càng trở thành bình thường.
"Dự luật cho ngành bảo hiểm đang phát triển hàng năm trên toàn cầu. Tôi nghĩ năm 2018 là khoảng 300 tỷ đô la tính theo mức bảo hiểm toàn cầu. Và chúng tôi thấy các công ty tái bảo hiểm lớn là những người thực sự tài trợ cho các công ty bảo hiểm địa phương tại hầu hết các quốc gia, những nơi đang vật lộn để những khoản tiền đó được thanh toán."
Vào tháng Giêng, Will Steffen từ Viện Thay đổi Khí Hậu thuộc Trường Đại học Quốc Gia Úc (ANU) khuyến khích mọi người sử dụng lá phiếu của mình để loại khỏi chính trường những gương mặt chính khách không quan tâm về vấn đề khí hậu.
"Những gì chúng ta cần làm trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người chúng ta là, nhận ra rằng đây là một vấn đề chung cần có sự hành động của cả tập thể. Vấn đề này có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau tìm giải pháp. Chắc chắn có những điều bạn có thể làm với tư cách cá nhân và từng cá nhân chúng ta có thể bỏ phiếu, dùng lá phiếu của mình để yêu cầu các bên phải hành động trong biến đổi khí hậu."
Các học sinh sinh viên đã xuống đường lên tiếng đòi chính phủ phải hành động cụ thể bằng cách bãi khóa và biểu tình trên các đường phố khăp đất nước.
"Chúng tôi có một thông điệp gởi tới cho các chính trị gia của chúng ta và cho mọi người ở vị trí quyền lực và ảnh hưởng. Nếu quý vị quan tâm đến chúng tôi và hàng tỷ người trẻ sống trên hành tinh này, chúng tôi cần quý vị hợp tác với chúng tôi."
Nhiều sinh viên học sinh đã hưởng ứng lời kêu gọi hành động của Greta Thunberg từ Thụy Điển, người được bình chọn là Nhân vật của năm của Tạp chí Time.
Cô bé 16 tuổi là người trẻ nhất được tạp chí chọn để vinh danh.
Năm ngoái, cô bắt đầu các cuộc biểu tình chỉ với một mình mình bên ngoài tòa nhà quốc hội Thụy Điển vào hầu hết các ngày thứ Sáu và nó đã gây ra một phong trào toàn cầu sử dụng hashtag #FridaysForFuture Thứ Sáu vì Tương lai.
Năm nay, cô được đề cử làm ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình và tại hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 9, cô đã có một bài phát biểu mạnh mẽ đầy hiệu triệu.
Cô lên án thẳng thừng không khách khí không nhân nhượng với các đại biểu đã không thực hiện đủ các bước để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
"Tuy nhiên, tất cả quý vị làm là đem đến với những người trẻ chúng tôi một sự hy vọng. Sao quý vị lại dám làm vậy. Quý vị đã đánh cắp ước mơ và tuổi thơ của tôi bằng những từ trống rỗng của quý vị dẫu tôi là một trong số những người may mắn thì vẫn còn có nhiều người khác đang đau khổ vì gánh chịu. Mọi người đang chết và hệ sinh thái của chúng ta đang sụp đổ."
Vào tháng 12, cô Thunberg đã có bài phát biểu quan trọng khác tại Hội nghị Khí hậu COP25 ở Madrid, nêu chi tiết 1,9 nghìn tỷ đô la Mỹ các ngân hàng toàn cầu đã đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch.
Cô cũng chỉ ra rằng, chỉ 100 công ty chịu trách nhiệm cho 71% lượng khí thải toàn cầu.
Cô cáo buộc các chính trị gia và tập đoàn đã đặt quyền lợi riêng của quốc gia lên trên và hạ thấp việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
"Tôi vẫn tin rằng mối nguy hiểm lớn nhất không phải là không hành động. Mối nguy hiểm thực sự là khi các chính trị gia và nhà lãnh đạo cao cấp đang làm ra vẻ giống như đang hành động mà thực sự ra trên thực tế thì hầu như không có gì được thực hiện ngoài những con số kế toán ảo diệu thông minh và những chiêu thức truyền thông đầy sáng tạo. "
Cũng tại hội nghị đó, Tổng trưởng Năng lượng của Úc Angus Taylor phát biểu rằng chỉ với những thông điệp mạnh mẽ và các mục tiêu thì sẽ không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bất kể mong muốn như thế nào.
"Thế giới cần hành động để giảm khí thải và Úc tin rằng công nghệ là mấu chốt để đạt được điều này. Chúng ta chỉ có thể giảm lượng khí thải nhanh chừng nào mà việc triển khai công nghệ khả thi thương mại được thực hiện để hỗ trợ chúng ta làm điều đó. Có nghĩa là, chúng ta cần có được công nghệ phù hợp với thị trường, ở bất cứ nơi nào bất cứ khi nào mà yêu cầu đòi hỏi."
ông nói với các đại biểu rằng một làn sóng đầu tư vào việc năng lương ít khí thải đang được thực hiện chưa từng thấy trước đây tại Úc.
"Đầu tư tái tạo năm ngoái đạt kỷ lục cao nhất của Úc với 14,1 tỷ đô la, tính trên đầu dân số của chúng ta. Năng lượng tái tạo hiện chiếm hơn 25% nguồn cung cấp điện và thị trường điện quốc gia. Tập đoàn tài chính năng lượng sạch của Úc, ngân hàng xanh thành công nhất thế giới, đã huy động được hơn 20 tỷ đô la đầu tư mới. Cơ quan năng lượng tái tạo của Úc có 1,4 tỷ đô la để cải thiện khả năng chi trả, tăng nguồn cung năng lượng tái tạo ở Úc."
Theo thỏa thuận khí hậu Paris, đến năm 2030 thì Úc hứa là sẽ cắt giảm 26 đến 28% lượng khí thải so với mức của năm 2005. Và Thủ tướng Scott Morrison đã đưa ra những bảo đảm lặp đi lặp lại rằng Úc sẽ đáp ứng mục tiêu đó.
Những vụ cháy rừng kéo dài trong nhiều tuần ở miền đông nước Úc đã trở thành là chất xúc tác cho một cuộc biểu tình khí hậu khác ở Sydney vào tháng 12, khi mà thành phố đáng sống thuộc hàng top ten của thế giới trong hàng tuần liền bị phủ trong khói cháy rừng mù mịt và khét lẹt đến không thờ nổi.
Đám khói dữ dội đến nỗi nó vô hiệu hóa các chuông báo khói và một số người Sydney đã phải đeo mặt nạ để bảo vệ mình khỏi ô nhiễm.
Nghị sĩ Đảng Xanh David Shoebridge nói với cuộc biểu tình rằng chính phủ đã thiếu các hành động.
"Chúng ta đang tập trung với nhau ở đây hôm nay trong khi rừng của chúng ta đang cháy. Chúng ta đang ở trong một thành phố, một thành phố cấp quốc tế thế nhưng đang bị bao phủ bởi khói độc hại trong nhiều tuần và cứ tiếp diễn. Chúng tôi đến đây phải đeo khẩu trang để có thể thở trong bầu không khí của thị trấn và thành phố của chúng ta, vì nó không an toàn để hít thở trực tiếp. Và chúng ta có một Thủ tướng mất tích trong trong lúc mọi người hành động và một Thủ tướng không muốn làm gì để cứu vãn bầu khí quyển."
Scott Morrison ý thức được hạn hán đã ảnh đến các vụ cháy rừng và Úc đang trãi qua một thảm họa cấp quốc gia với mùa nóng nguy hiểm vẫn còn rất dài ở trước mắt.
"Vì vậy, chúng tôi đang hành động nhưng những gì tôi nhận thấy trên mặt đất là những đám cháy, và đó là thông điệp mà thiên nhiên muốn gởi đến cho cộng đồng người Úc chúng ta. Chắc chắn những vấn đề khí hậu toàn cầu rộng lớn ít nhiều có liên quan đến những đám cháy này và những lúc như thế này người Úc phải đứng cùng với nhau bảo vệ thiên nhiên của mình."
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Madrid đã trở thành hội nghị kéo dài kỷ lục khi nó lấn qua ngày hai ngày sau khi lịch làm việc theo kế hoạch đã kết thúc.
Chưa hết, nó còn mở ra thêm hơn hai tuần đàm phán đầy khó khăn cho các chỉ tiêu. T
uy vậy thì các cuộc đàm phán đã không thể đạt được sự đồng thuận về nhiều vấn đề quan trọng, chẳng hạn như việc tạo ra một thị trường carbon toàn cầu.
Đó là một trong những vấn đề đã bị hoãn lại cho đến hội nghị thượng đỉnh COP26 năm tới tại Glasgow.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres cho biết, cộng đồng quốc tế đã mất một cơ hội quan trọng để thể hiện mong muốn cắt giảm thêm nữa lượng khí thải, đã bỏ qua những điều chỉnh thích ứng và những thương thảo tài chính để giải quyết vấn đề khủng hoảng khí hậu.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung