Tội phạm mạng giả hồ sơ để nhận tiền hỗ trợ Bushfires

The full impact of the Australian bushfires is not yet known

The full impact of the Australian bushfires is not yet known Source: SBS

Các tổ chứ từ thiện Úc hỗ trợ các nạn nhân cháy rừng đang trở thành mục tiêu tấn công của các tội phạm mạng. Hội Chữ Thập Đỏ Úc kêu gọi sự giúp đỡ từ các chuyên gia an ninh mạng sau khi bị tràn ngập bởi các yêu cầu bồi thường giả mạo.


Tổ chức Chữ Thập Đỏ đã quyên góp được hơn 150 triệu dollars để giúp các cộng đồng bị tàn phá bởi nạn cháy rừng.

Những người có nhà bị cháy có thể được nhận một khoản trợ giúp lên đến $20,000.

Tuy nhiên các tổ chức từ thiện nói rằng họ phải loại ra hàng trăm những yêu cầu giả mạo được gởi đi đồng loạt qua các chương trình vi tính nhằm nhận tiền mặt.

Giám đốc Dịch Vụ từ Chữ Thập Đỏ Úc Noel Clement nói rằng những hồ sơ giả làm tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực kiểm tra thay vì có thể tập trung vào giúp những nạn nhân thật sự.

"Chúng tôi phải làm rà soát và chuyển những hồ sơ nghi ngờ giả mạo sang cho cảnh sát nhờ kiểm tra. Công việc này rõ ràng là tốn quá nhiều thời gian và nguồn lực. Một số trường hợp chúng tôi phải cho người xuống tận nơi để kiểm tra xem nhà cửa tài sản có thật sự thiệt hại như trong khai báo không để chắc chắn là tiền từ thiện của các tổ chức và cá nhân đóng góp đucợ chuyển tới đúng người cần nhận."

Gary Johns, Đặc phái viên phụ trách bộ phận giám sát các đơn vị từ thiện và các tổ chức phi lợi nhuận ở Úc (Australian Charities and Not-for-profits) nói rằng các chương trình tự động trên không gian mạng thường rất nhanh nhạy trong việc đánh hơi và kiếm tiền trong những tình huống như thế này, và những phương thức gian trá lừa dối qua mạng này ngày càng trở nên tinh vi. Thật đáng buồn là chúng lại tập trung vào các tổ chức từ thiện để lừa dối kiếm tiền trong những thời điểm nhạy cảm như thế này.

Và ông Johns nói các tổ chức từ thiện đang nhận được những sự giúp đỡ mà họ cần.

"Vâng thật sự là đáng xấu hổ khi mà trong lúc mọi người cần mở lòng ra với những gnười bị nạn thì có những kẻ lợi dụng để kiếm chát, lừa tiền từ các tổ chức từ thiện cho mục đích riêng của mình. Không chỉ riêng Hội Chữ Thập Đỏ mà các tổ chức thiện nguyện khác cũng đang bị nhắm làm mục tiêu của tội ác này. Cũng may là Hội Chữ Thập Đỏ và các tổ chức từ thiện đã có được sự giúp đỡ từ các ngân hàng và các công ty bảo hiểm để giúp họ tự bảo vệ mình chống lại những hồ sơ giả được phát đi từ các phần mềm lừa gạt trên mạng."

Nigel Phair, gGiám đốc Canberra Cyber là nhóm chuyên gia nghiên cứu về an ninh mạng thuộc trường đại học New South Wales cho biết, ông không ngạc nhiên khi thấy các phần tử xấu tận dụng cơ hội để trục lợi 'như trong trường hợp của cháy rừng.

"Có môt điều đặc biệt trong môi trường mạng, đó là bât kể vấn đề gì, bât kể chuyện gì xảy ra thì luôn có những kẻ rình mò ngoài kia tìm cách để kiếm tiền từ đó. Chúng tôi thật sự cũng không lấy g ì ngạc nhiên lắm khi mà việc quyên tiền giúp đỡ từ thiện như trong trường hợp này là một cơ hội tốt để kẻ xấu lợi dụng."

Ông Phair nghĩ rằng có thể vấn đề trở nên quá tải là do hệ thống bảo vệ chống lại các phần mềm giả mạo, các email rác trong các đơn vị từ thiện làm việc không hiệu quả hay không được cập nhật thường xuyên, như trong trường hợp giúp đỡ nạn nhân cháy rừng gần đây thì hệ thống máy tính của họ đã bị các phần mềm xấu xâm nhập.

Ông nói các tổ chức cần phải giảm thiểu nguy cơ bằng cách tạo ra một hệ thống những trang mạng mạnh mẽ trong việc chống lại các công cụ xâm nhập xuất hiện đầy rảy ở trên không gian mạng .

"Từ việc này, điều cần thiết cho các tổ chức từ thiện và nhân đạo bao gồm cả Chữ Thập Đỏ là phải hiểu rằng họ có thể bị xâm nhập trong bât kỳ tình huống nào cứu trợ nào, và cần phải tính toán đến các phương thức bảo vệ các sự xâm nhập mạng ngay từ đầu. Có một số những cách thức chuyên môn nho nhỏ mà họ có thể áp dụng để chống lại những phần mềm độc hại và tự bảo vệ mình."

Hàng triệu dollars đã được gởi đến các tổ chức từ thiện như là St Vincent de Paul và Salvation Army.

Hai tổ chức từ thiện này chưa bị các phần mềm xấu tìm đến.

The St Vincent de Paul Society nói rằng, họ chưa nhận được những hồ sơ giả mạo gởi đến xin nhận tiền hỗ trợ.
Họ nói rằng tất các hồ sơ đều được xem xét dựa trên các tiêu chuẩn của chương trình Cứu Trợ Khần Cấp (Emergency Relief Program) do chính phủ Liên Bang đề ra.

Trong một thông báo St Vincent cho biết:

"Chúng tôi có các phương thức cần thiết trong tay để nhận diện và tránh những hồ sơ giả mạo. Trước khi cung cấp những hỗ trợ về tài chánh, chúng tôi tiến hành kiểm tra dữ liệu hồ sơ, thiết lập các chứng từ bao gồm giấy sơ cá nhân và đỉa chỉ, từ đó lọc ra những hồ sơ nào không thật, khai man hay sao chép. Các tình nguyện viên chúng tôi là những người nhận hồ sơ. Họ được hướng dẫn các cách thức cũng như nắm bắt các yêu cầu để biết được một hồ sơ nào hội đủ điều kiện để được xét duyệt. Vinnies toàn tâm ý trong việc bảo đảm các khoản tiền quyên góp gởi đến chương trình Vinnies Bushfire Appeal sẽ được gởi đến đúng người cần giúp đỡ.”

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share