Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết, họ hết sức quan ngại về hậu quả của coronavirus đối với các cộng đồng Thổ Dân tại châu Mỹ.
Với nhiều người thất nghiệp, suy dinh dưỡng, nghèo khó và sức khoẻ yếu kém, Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus nói rằng họ dễ gặp nguy hiểm với COVID-19 với các hậu quả hết sức nguy hiểm.
“Tổ Chức Y Tế Thế Giới hết sức quan ngại về hậu quả của virút đối với những Thổ Dân tại châu Mỹ, vốn là tâm điểm của đại dịch".
"Cho đến ngày 6 tháng 7, có hơn 70 ngàn trường hợp được báo cáo trong số các Thổ Dân ở châu Mỹ và có hơn 2 ngàn người chết”, Tedros Ghebreyesus.
Các trường hợp mới nhất đã được báo cáo trong số những người Nahua sống ở vùng Amazon thuộc Peru.
Có 5 trong số 10 quốc gia có số người nhiễm bệnh cao nhất, là thuộc châu mỹ đó là Hoa Kỳ, Brazil, Mexico, Chí Lợi và Peru.
Thế nhưng các nhà hàng tại Peru đã sẵn sàng mở cửa lại, sau 126 ngày bị đóng cửa bắt đầu vào tháng 3.
Các doanh nghiệp phải hoạt động với 40 phần trăm năng suất và phải bố trí các bàn cách nhau 2 mét, cũng như không cung cấp một thực đơn in sẵn.
Tuy nhiên khu vực Miraflores vốn có nhiều du khách hiện vẫn vắng ngắt.
Một nhà hàng có tên là Punto Marisko mà trước khi có đại dịch, đã có hàng chụ cthực khách đến mỗi đêm, hiện nay cố gắng để tìm ra khách hàng.
Bất chấp chuyện này, chủ nhân và là đầu bếp là ông Ruben Espinoza nói rằng ông vui mừng vì ít ra cũng có thể điều hành nhà hàng trong lúc này.
“Tôi phấn khởi như mọi chủ nhà hàng khác, chúng tôi chờ đợi việc mở cửa lại, bắt đầu mọi sinh hoạt và phục vụ cho khách hàng".
"Ngay cả nếu chỉ được phép mở với 40 phần trăm khả năng của nhà hàng, nó cũng giúp chúng tôi bắt đầu trở lại, vì chúng tôi chờ đợi gần 4 tháng rồi”, Ruben Espinoza.
Theo con số của nghiệp đoàn về nhà hàng tại nước này, Peru có 220 ngàn nhà hàng trước khi đại dịch xảy ra.
Vào năm 2019, lợi tức thường niên của các doanh nghiệp này tổng cộng trên 7,1 tỷ Úc kim hay 5 tỷ đô la Mỹ.
Ông Carlos Canales là chủ tịch của Phòng Thương mại và Du lịch toàn quốc Peru cho biết, đại dịch đã khiến nhiều nhà hàng đóng cửa.
“Trong thời gian nầy, có gần 70 ngàn doanh nghiệp bị đóng cửa, một số chấm dứt việc thuê mướn và cho các công nhân nghỉ việc".
"Chuyện nầy hết sức phức tạp, vì khu vực doanh nghiệp tạo nên 1 triệu công việc”, Carlos Canales.
Trong khi đó, Tổng Thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ tái tục các buổi thuyết trình về coronavirus tại Tòa Bạch Ốc và nói rằng, đó là con đường rất tốt để mang lại thông tin đến công chúng.
“Nói thực là một số quốc gia làm rất tốt, nhiều người không thấy được, thế nhưng tôi thấy sự bùng phát các doanh nghiệp tại Florida, Texas và một đôi chỗ khác".
"Và tôi nghĩ những gì chúng ta làm chuyện nầy là do tôi quan tâm tới và chúng tôi bắt đầu việc thuyết trình, dù là chiều nay hay ngày mai, có lẽ là ngày mai và tôi sẽ có buổi thuyết trình”, Donald Trump.
"Việc nầy tùy thuộc vào cơ chế nghiệp đoàn và chuyện nầy tôi không bao giờ bỏ cuộc, cũng như không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”, Giuseppe Conte.
Việc loan báo này diễn ra, khi những người biểu tình tại thành phố Nữu Ước để ủng hộ các công nhân thiết yếu, bên ngoài Khách sạn Quốc tế Trump ở Manhattan.
Họ kêu gọi Quốc Hội thông qua đạo luật có tên là Anh Hùng, vốn cung cấp các chi trả cần thiết, nới rộng các quyền lợi cho người thất nghiệp và cung cấp các trang thiết bị bảo vệ cho các công nhân ở tuyến đầu chống lại đại dịch.
Họ mang theo các bảng hiệu cũng như hô to khẩu hiệu ‘Donald Trump, hãy cho ông ta về vườn’.
Bà Eva Conyers là một nhân viên an ninh tại một nơi tạm trú cho phụ nữ vô gia cư, cho biết nhiều công nhân cần thiết hiện phải vật lộn với cuộc sống.
“Chúng tôi sống nhờ chi phiếu nầy đến chi phiếu khác và việc nầy phải thay đổi".
"Trong trường hợp của tôi, tôi chỉ làm việc tại nhà như một người giúp tìm chỗ trú ngụ cho người vô gia cư".
"Thế nhưng mới đây, tôi đã sống trong một chỗ tạm trú cho người vô gia cư".
"Con trai tôi mới đây dành một chỗ trong nhà của nó, thế nhưng tôi không có bảo hiểm y tế vì tôi không kham nổi”, Eva Conyers.
Thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Nữu Ước là ông Chuck Schumer cũng gia nhập đoàn biểu tình và hứa hẹn sẽ tranh đấu cho họ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Cuộc biểu tình diễn ra trước vụ đình công trên toàn quốc, trong đó hàng ngàn công nhân sẽ lãng công tại hơn 20 tiểu bang trên nước Mỹ.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên Âu tổ chức các cuộc thương thuyết sang ngày thứ tư, với ngân sách hơn 3 ngàn tỷ đô la, cũng như quỹ phục hồi coronavirus tại Hội đồng Âu Châu ở Brussels.
Kế hoạch đề nghị một ngàn tỷ đô la cộng thêm ngân quỹ, một phần dựa trên việc vay mượn chung sẽ được đề ra như món tiền cho vay và các cấp khoản cho những quốc gia gặp nguy hiểm nhất.
Được biết thỏa hiệp đạt được là hơn 636 tỷ đô la trong các cấp khoản.
Trong khi mọi quốc gia đồng ý trên nguyên tắc là họ cần phải đoàn kết, thì 5 nước giàu nhất ở phía bắc Âu Châu, đứng đầu là Hoà Lan đã tỏ ra cứng rắn trong việc chi tiêu.
Những quốc gia gặp nhiều rủi ro là Tây Ban Nha và Ý nói rằng, các điều kiện đặt ra nên được tối thiểu hóa.
Thủ Tướng Ý là ông Giuseppe Conte cho biết, ông sẽ không cho phép một quốc gia nào nắm quyền kiểm soát cả.
“Tôi đã nói rằng tôi sẽ không chấp nhận chế độ độc quyền tại một quốc gia nào, hoặc khả năng có một hệ thống kiểm soát".
"Việc nầy tùy thuộc vào cơ chế nghiệp đoàn và chuyện nầy tôi không bao giờ bỏ cuộc, cũng như không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”, Giuseppe Conte.
Còn tại Thụy Điển, cơ quan y tế của nước này hiện thay đổi các hướng dẫn về việc truy tầm sự liên lạc cuả người nhiễm virút, với hy vọng các cá nhân nhiễm bệnh sẽ tự tìm ra những tiếp xúc của mình.
Hướng dẫn mới này thay đổi từ một chiến thuật được hầu hết các nước chấp thuận, theo đó nhà cầm quyền theo dõi và thông báo cho những người có tiếp xúc với người mang mầm bệnh.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại