Sau 1954 âm nhạc Việt Nam bị chia đôi theo thể chế và vận mệnh quốc gia, nhóm những văn nghệ sĩ cấp tiến vào Nam mang theo những kiến thức âm nhạc lãng mạng trữ tình của thời kỳ Tiền Chiến hòa quyện với những giai điệu dân dã và tình cảm của dân Nam để làm nên một nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa phát triển rực rỡ.
Những người còn lại ở phía Bắc theo Cộng Sản với Chủ nghĩa Mác-Lê và âm nhạc của họ cũng trở nên khổ hạnh khi bị tước bỏ hết những khía cạnh ướt át lãng mạng tình tứ hay sôi nổi của cuộc sống.
Và chính nhóm khổ hạnh này đã gọi âm nhạc Miền Nam là nhạc vàng 'Hoangse-yinyue' như cách trí thức cảnh tả Trung Quốc gọi nhạc Thượng Hải những năm 1930 là nhạc vàng, tức là thứ âm nhạc vàng vọt bệnh hoạn. Tuy nhiên, dù bị gọi bằng các tên gọi gì thì âm nhạc Miền Nam cụ thể là các bài hát Bolero đến giờ này trở nên thậm chí thịnh hành hơn cả thời trước năm 1975.