Công ty không tiết lộ họ đã nộp tiển chuộc mạng hay không.
Họ đã bị các tay súng bắt cóc vào hôm thứ tư tuần trước.
7 người bị bắt dẫn đi xuống một chiếc thuyền, ngoài 3 người Úc còn có một người Nam Phi, một người Tân tây Lan và 2 người Nigeria.
Hai trong số 7 người bị bắt cóc bị thương nặng, trong khi người tài xế người Nigeria bị bắn chết và một người Úc thứ tư trốn thoát, nhờ núp dưới gầm một chiếc xe tải, đó là người thợ máy dầu cặn là ông Tim Croot.
Những người nầy được biết, là kỷ sư Jack Couranz, quản lý chương trình là Mark Gabbedy và ông Peter Zoutenbier 58 tuổi từ Queensland.
Ông Couranz được biết đã gia nhập công ty khi ông nầy mới tốt nghiệp đại học và ông Gabbedy đã làm việc tại Nigeria hơn một năm qua.
Các nạn nhân khác trong vụ bắt cóc được xác định, là ông Jamal Khan từ Tân tây Lan, ông Wayne Smith từ Nam Phi và 2 đồng nghiệp người Nigeria.
Một số quốc gia Âu châu một cách không chính thức, đã trả tiền chuộc mạng cho công dân nước họ để được trả tự do, thế nhưng chính sách cuả Úc và Tân tây Lan là không trả tiền chuộc mạng cho các công dân hai nước bị bắt cóc.
Khi được hỏi, liệu chính phủ Tân tây Lan sẽ trả tiền chuộc mạng nếu được yêu cầu hay không, Thủ tướng John Key khẳng định.
"Trong trường hợp của chính phủ, không có chuyện trả tiền chuộc mạng".
"Chính sách rất cứng rắn của chúng tôi là không trả tiền chuộc và lý do cho chuyện nầy là chúng tôi nghĩ rằng, nếu chúng tôi trả tiền chuộc mạng, chúng tôi có thể treo giá cho bất cứ sinh mạng của người Tân tây Lan nào, khi họ đi đến những vùng nguy hiểm trên thế giới".
Tư lệnh cảnh sát thuộc vùng Cross River là ông Jimoh Ozi Obeh cho biết, cả 7 người đã được các tay bắt cóc trả tự do vào hôm chủ nhật vừa qua, trong đó có 3 người Úc, một người Tân tây Lan, một người Nam Phi và 2 người Nigeria.
Ông Ozi Obeh cho biết, không có chuyện trả tiền chuộc mạng và các chi tiết khác chưa được tiết lộ.
Trong khi đó, công ty khai mỏ có trụ sở tại Perth từ chối cho biết, liệu có chuyện trả tiền chuộc mạng để 3 người Úc và 1 người Tân tây Lan được phóng thích tại Nigeria, hay không.
Công ty Macmahon chuẩn bị đưa 3 người Úc và 1 người Tân tây Lan vốn là một thường trú nhân tại Úc về nhà, bằng đường hàng không.
Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop nói rằng những người nói trên hiện được trợ giúp về bất cứ chăm sóc y tế nào cần thiết.
"Họ hiện được kiểm tra sức khỏe và rõ ràng họ đã trải qua một kinh nghiệm hết sức chấn động tâm lý".
"Một lần nữa tôi xin bày tỏ thiện cảm đến gia đình của người tài xế Nigeria vốn đã bị bắn chết trong cuộc tấn công khủng khiếp nầy".
"Thế nhưng các con tin đã được trả tự do và chúng tôi cảm ơn về chuyện nầy đã diễn ra".
"Chúng tôi cộng tác chặt chẻ với thân nhân của họ, với gia đình của những người vừa được phóng thích và với công ty Macmahon Holdings".
Người đứng đầu công ty Macmahon là ông Sy van Dyk cho biết, những người được phóng thích có dịp nói chuyện với người thân của họ.
"Những người cuả chúng tôi đã trải qua những giờ phút hết sức chấn động và chúng tôi đã huy động các toán y tế và hỗ trợ khác tại Nigeria, nhằm cung cấp mọi giúp đỡ tức khắc".
"Tôi cũng cảm ơn gia đình của những người nầy đã hoạt động chặt chẻ với công ty trong thời gian được xem là rất khó khăn cho công ty và cho cả họ nữa".
Ông van Dyk cho biết, có 5 người bị thương và 2 người bị thương nặng.
Còn cố vấn an ninh cuả tiểu bang Cross River là ông Judge Ngaji cho biết, chỉ có 2 công nhân người Nigeria bị thương nặng, trong khi một trong hai người có vài vết sẹo.
"Chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ chuyên nghiệp, mà chúng tôi nhận được từ nhà cầm quyền tại Nigeria. Sự trợ giúp của các cơ quan địa phương cùng liên bang, thật rất lớn lao". Người đứng đầu công ty Macmahon, ông Sy van Dyk.
Trong một thông cáo, cha của ông Gabbedy là ông Colin mô tả kinh nghiệm vừa qua, là một nỗi lo lắng không thể nào tưởng tượng được.
Ông nầy nói chuyện với người con trai bằng điện thoại sau khi được thả ra, cho biết các đại diện của công ty MacMahon đã luôn luôn liên lạc với gia đình.
Ông cho biết, công ty cho thấy quyết tâm cao độ, về việc bảo đảm việc phóng thích các con tin.
Được biết các công nhân đã bị khoảng 30 phiến quân tấn công gần thị trấn Calabar, khoảng 600 kí lô mét về phía nam của thủ đô Abuja.
Đoàn xe gồm 4 chiếc đã bị phục kích vào sáng sớm hôm thứ tư khoảng 5 giờ rưỡi sáng, và các nhân chứng trông thấy các nạn nhân đã được chuyển xuống một chiếc thuyền.
Về công ty Macmahon Holdings hoạt động tại Nigeria với hai dự án quan trọng, thứ nhất là một nhà máy sản xuất xi măng trị giá 105 triệu Mỹ kim tại Ewekoro, với hợp đồng kéo dài 6 năm rưỡi cùng với công ty Pháp là Lafarge và sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 2016.
Thứ hai là công ty hợp doanh trị giá 18 triệu đô la Mỹ cùng với các công ty khác như Lafarge, Holcim và Four Mills of Nigeria tại Calabar.
Được biết vùng Đồng Bằng Niger nổi tiếng là giàu về trữ lượng dầu hỏa, cũng như có một số hoạt động của các tổ chức tội phạm trong vùng.
Việc các công nhân ngoại quốc bị bắt cóc không phải là chuyện bất thường tại đây, do họ thường được phóng thích sau khi đã trả một số tiền chuộc mạng và đã xảy ra đến 30 vụ bắt cóc trong năm rồi, để đòi hỏi những số tiền chuộc béo bở.
Nhà cầm quyền địa phương đã có các biện pháp nhằm ngăn chận các vụ bắt cóc, như ban hành một đạo luật hồi năm rồi, để những tay bắt cóc có thể bị án tử hình.
Công ty khai mỏ Macmahon cảm ơn giới chức địa phương đã giúp đỡ, trong việc phóng thích 3 người Úc nói trên.
Ông Van Dyk cho biết, nhà chức trách địa phương cũng như các quốc gia ngoại quốc khác, đã giúp đỡ trong việc trả tự do cho các công nhân của công ty. Ông nói.
"Chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ chuyên nghiệp, mà chúng tôi nhận được từ nhà cầm quyền tại Nigeria".
"Sự trợ giúp của các cơ quan địa phương cùng liên bang, thật rất lớn lao".
"Đây là một nỗ lực của cả toán và ưu tiên hàng đầu của chúng tôi hiện nay là hoàn tất công việc, bằng cách tiếp tục hoạt động cùng nhau, để mang những người bị bắt trở về với gia đình của họ".