Thị trấn xa xôi cảm thấy bị quên lãng trong cơn lũ lụt

A plane drops off food supplies at Coober Pedy

A plane drops off food supplies at Coober Pedy Source: AAP

Dịch vụ Bác sĩ Không Vận đã thực hiện việc thả dù thực phẩm được dự tính trước, xuống một thị trấn xa xôi ở Nam Úc bị nước lụt cô lập. Được biết thị trấn Oodnadatta cách Cober Pedy 200 kí lô mét về phía bắc, đã bị cắt đứt với bên ngoài hơn 2 tuần qua, khiến cho cư dân thiếu thức ăn cần thiết và nhiên liệu.


Đó là một trong các thị trấn khô hạn và nóng bức nhất ở Úc.

Thế nhưng trận mưa như thác đổ chỉ xảy ra một lần trong một thập niên đã biến thị trấn Oodnadatta với quang cảnh khô cằn thường xuyên, trở thành một ốc đảo chênh vênh khi bị cắt đứt hoàn toàn với bên ngoài.

Trạm dừng chân Pink Roadhouse với ngôi nhà màu hồng là hình ảnh quen thuộc của các tài xế đường dài, được xem là nguồn cung cấp vật phẩm tiếp liệu duy nhất của thị trấn.

Thế nhưng thực phẩm gần như cạn kiệt và những cư dân tại đây như Carmen Amos cảm thấy hết sức lo lắng.

“Chúng ta cần gởi một chiếc máy bay đến đó chở nhiều thực phẩm để giúp đỡ chúng ta tại đây, bởi vì chúng ta ở một khu vực xa xôi lại không thể ra ngoài được”, Carmen Amos.

Chủ nhân của Pink Roadhouse là bà Jen Matthews cho biết, việc cung cấp cho thị trấn với 130 cư dân không phải là chuyện dễ dàng, khi phương tiện duy nhất là bằng máy bay.

Bà và người chồng là Peter đã phải sử dụng chiếc phi cơ riêng của họ, để mang các hàng hoá thiết yếu từ thành phố Cooper Pedy về thị trấn nhà.

“Nếu không chúng ta sẽ không có rau quả tươi. Không ai đến gần chúng ta hay làm phiền gì đến chúng ta, khiến mọi người cảm thấy như bị quên lãng”, Jen Matthews.

Thế nhưng nay có những dấu hiệu hỗ trợ từ trên trời.

Dịch vụ Hoàng gia Bác sĩ Không Vận đã đáp xuống thị trấn nầy, sau khi lên kế hoạch một chuyến bay đặc biệt đến Oodnadatta, để chuyển đến các tiếp liệu khẩn cấp.

Các cư dân thở phào nhẹ nhõm đã đến giúp để bốc dở 250 kí lô gram thực phẩm tươi và các nhu yếu phẩm.

Trung sĩ Zaaheer McKenzie cho biết, việc chuyển hàng đến là hành động cứu sống cho cả một cộng đồng.

“Chúng tôi không thể tiếp tế trái cây tươi trong một hay 2 tuần tới vì chưa nhận được, do tình trạng đường xá bị ngập lụt vào lúc nầy".

"Việc có được các dịch vụ như Dịch vụ Bác sĩ Không Vận đã thực hiện hôm nay là hết sức phấn khởi và thể dục giúp đỡ cho cộng đồng, với mức độ căng thẳng lên cao trong vài tuần qua và hy vọng sẽ có mưa như trước đây”, Zaaheer McKenzie.

Đó quả là một chuyến hàng được hoan nghênh nhiệt liệt, sau khi chờ đợi quá lâu.

Thế nhưng các cư dân cho rằng, đây mới chỉ là một biện pháp tạm thời và kêu gọi Thủ Hiến có những trợ giúp từ chính phủ.

Thủ Hiến Nam Úc Steven Marshall cho biết, dịch vụ khẩn cấp của tiểu bang đã hành động tốt đẹp, khi nhấn mạnh về an ninh lương thực và thuốc men là một ưu tiên.

“Rõ ràng Dịch vụ Khẩn cấp SES đang xem xét vấn đề, họ tìm thấy khu vực quan trọng nhất để tồn trữ hàng hoá là ở Coober Pedy, bởi vì Oodnadatta đã bị cắt đứt với Coober Pedy, tuy nhiên người dân ở đây vẫn có thể đến để mua sắm".

"Đó không phải là tình trạng lý tưởng, mặc dù là một địa điểm hết sức khó khăn với nước lụt”, Steven Marshall.
"Chúng tôi chưa bao giờ nhận ra có nhiều nền văn hóa đến như vậy, chỉ có sa mạc, các chuyến đi và những con người, đã khiến chúng tôi mở mắt hoàn toàn”, Alison Tobias.
Thế nhưng bà Jen Matthews cho rằng, đó không phải là chuyện đơn giản.

“Chính phủ vừa thông báo rằng, các kệ hàng nay đã đầy ắp trở lại và chúng ta có thể đến để mua sắm, thế nhưng chúng tôi không thể đến được do đường xá vẫn bị đóng lại và không qua lại được. Không có cách nào chúng tôi mua được hàng, trừ khi có máy bay giúp đỡ”, Jen Matthews.

Trong khi đó người ta không biết cộng đồng còn bị cô lập trong bao lâu nữa.

Vẫn còn tình trạng ngập lụt với hàng thước nước lụt, trên con lộ duy nhất dẫn vào thị trấn.

Trong khi chờ đợi nước rút đi, các du khách bị kẹt như Alison Tobias và 3 đứa con của bà từ Melbourne cho biết, việc ở lại nơi đây bị kéo dài lại là một ơn phước không ngờ.

“Quả là đáng ngạc nhiên, đó là những gì chúng tôi học được rất nhiều".

"Chúng tôi chưa bao giờ nhận ra có nhiều nền văn hóa đến như vậy, chỉ có sa mạc, các chuyến đi và những con người, đã khiến chúng tôi mở mắt hoàn toàn”, Alison Tobias.

Quả là sự gián đoạn tạm thời cho một số người, thế nhưng đối với những người còn lại trong cộng đồng, nó trở thành một khoảng thời gian rỗi rãnh trước khi cuộc sống trở lại bình thường.
Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese


Share