Một số luật sư trong đó có ông George William đã lên tiếng cho rằng dự luật cấm mặc Burqa có thể vi phạm Hiến Pháp Úc và cụ thể là Điều 116 của Hiến Pháp ngăn cấm Quốc Hội Úc làm luật giới hạn quyền tự do tôn giáo.
Kinh nghiệm cấm burqa tại Châu Âu.
- Tới năm 2011, Pháp lại ban hành luật cấm mọi người mang khăn hoặc đeo mặt nạ che mặt nơi công cộng. Mục đích của luật này là để bảo vệ an ninh nơi công cộng và cổ xúy cho một xã hội hài hòa (living together).
- Bỉ làm theo và trong tháng 12 năm 2012 và Tòa Án Hiến Pháp Bỉ đã phán rằng luật cấm che mặt nơi công cộng không vi phạm Hiến Pháp Bỉ.
- Một số quốc gia Âu Châu khác gồm có Hòa Lan và Tây Ban Nha cũng đang cứu xét ban hành những đạo luật tương tự.
- Vào ngày 1 tháng 7 năm 2014, Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu đã ban hành phán quyết luật cấm mang hoặc đeo khăn che mặt hoặc mặt nạ của Pháp tại nơi công cộng không vi phạm Hiệp Ước Nhân Quyền mà Pháp đã ký dựa trên căn bản chính sách cổ xúy cho một xã hội hài hòa là một mục đích chính đáng.
Luật Sư Nguyễn Văn Thân.
“Theo những nguyên tắc pháp lý từ Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu và Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ thì tự do tôn giáo không có giá trị tuyệt đối. Chính quyền có thể ban hành luật giới hạn quyền tự do tôn giáo để thi hành các chính sách chính đáng ví dụ như để bảo vệ hoặc cổ xúy cho một nhà nước thế tục, an ninh công cộng, kỷ luật quân đội hoặc một xã hội hài hòa mà trong đó, người di dân từ khắp mọi nơi trên thế giới chung sống và làm việc với nhau vui vẻ và hài hòa. Một tiêu chuẩn quan trọng khác là biện pháp ngăn cấm có mức độ tương xứng với mục đích và hậu quả của nó.”
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại