Sinh ra trong một gia đình người Việt tỵ nạn ở Úc, Elizabeth Phan năm nay 28 tuổi, đã trải qua quá trình học tập và làm thử nhiều nghề khác nhau trước khi tìm được công việc yêu thích của mình. Sau bảy tháng ròng rã tìm việc, đã gửi đi 200 đơn xin việc mà chỉ nhận được ba lời mời phỏng vấn. Nhưng cuối cùng cô đã tìm được công việc phù hợp với mình. Hiện Elizabeth đang là một nhân viên cộng đồng của tổ chức , với vai trò giúp đỡ những người yếu thế ở Victoria kết nối với nhau.
Elizabeth tìm được công việc này qua chương trình (Làm việc cho Victoria) của Chính phủ Tiểu bang, được lập ra nhằm tìm đúng người cho những công việc góp phần ứng phó với dịch bệnh ở Victoria.
Thế nhưng con đường tìm đến công việc yêu thích của Elizabeth không hề suông sẻ.
Phải đổi tên để tăng cơ hội việc làm
Tên chính thức đầu tiên của cô do cha mẹ đặt là Ngọc Bảo Trân Phan. Nhưng cô nhận thấy cái tên thuần Việt này khiến cô có chút khó khăn khi tìm việc làm ở nơi mà vẫn còn tình trạng phân biệt mang tính hệ thống. Vì thế cô đã xin đổi tên hợp pháp thành Elizabeth Phan. Cô nói rằng việc đổi tên đã giúp cô thuận lợi hơn trong quá trình tìm việc.
“Một công ty nhận phỏng vấn tôi đã cho rằng tôi không nói được tiếng Anh vì thế họ đã thuê thông dịch viên mà chẳng cần hỏi là tôi có cần thông dịch hay không.” – Elizabeth chia sẻ.
Chặng đường dài để chọn được nghề phù hợp
Elizabeth đã thử qua một số nghề như điều dưỡng, chuyên viên bệnh lý học và thợ trang điểm trước khi tìm ra đúng công việc phù hợp với mình là làm công tác xã hội.
Cô kể rằng trong thời gian làm thợ trang điểm, cô đã nghe rất nhiều tâm sự về nạn ngược đãi, bạo hành. Điều đó đã thôi thúc cô muốn đi học lại để hiểu và để giúp cho những người yếu thế, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Quyết tâm học đúng chuyên ngành yêu thích
Năm 2016 Elizabeth ghi danh theo học (Cử nhân Ngành Công tác Xã hội) ở trường Đại học Victoria.
Ngừng làm công việc toàn thời gian, trở lại trường học khi đã lớn tuổi, Elizabeth đã gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, cô cũng nhận thấy cơ hội nghề nghiệp của mình không nhiều bằng các bạn ở lứa tuổi nhỏ hơn. Tuy nhiên cô nói rằng việc lớn tuổi hơn nghĩa là cô biết cách học sao cho hiệu quả, và cố gắng học hành nhiều hơn so với thời tuổi trẻ ham chơi.
Elizabeth cho biết lợi thế khi học ở đại học Victoria (VU) là cô được giúp đỡ thường xuyên, nhất là khi cô có những thắc mắc về bài học. Cô nói rằng các giáo viên đã dạy cô biết cảm thông, thấu hiểu.
Elizabeth cũng tham gia nhiều sinh hoạt bên ngoài lớp học. Cô làm cố vấn cho các sinh viên mới và các sinh viên triển vọng tại trung tâm liên lạc sinh viên của Đại học Victoria, , và tham gia chương trình lãnh đạo giữa các nền văn hoá, iLEAP, do Văn phòng (Văn hoá Đa dạng) của trường Đại học Victoria lập ra với sự cộng tác của tổ chức Brotherhood of St Laurence.
Nỗ lực tìm việc làm
Elizabeth tốt nghiệp năm 2019, và có được việc làm phù hợp với ngành học của mình sau một thời gian miệt mài tìm việc. Giờ đây cô có thể sử dụng những kiến thức về công tác xã hội được học ở trường cùng với khả năng nói tiếng Việt của cô để giúp đỡ những người yếu thế nhất ở Melbourne.
Elizabeth làm nhân viên cộng đồng mới được khoảng 6 tháng, nhưng đã có thể giúp được nhiều người, bởi vì tổ chức có văn phòng đặt tại nhiều nơi. Hiện cô đang giúp nhiều phụ nữ, trẻ em và đàn ông sống một mình, giúp họ đi học hoặc đi tìm việc làm.
Chia sẻ với những ai đang theo đuổi ngành công tác xã hội
Elizabeth nói rằng những công việc mà mình có thể giúp mọi người tuy nhỏ nhưng có thể tạo ra thay đổi lớn và rất hữu ích cho xã hội.
Có thể nói, những ai thực sự yêu thích thì mới có thể làm tốt nghề công tác xã hội, bởi nó đòi hỏi sự thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ những người yếu thế để họ vươn lên trong cuộc sống, tạo ra sự thay đổi lớn.
Những bạn trẻ nhiệt huyết với công tác xã hội như Elizabeth đang góp phần xây dựng xã hội nước Úc ngày càng tốt đẹp hơn, là nơi đáng sống hơn cho tất cả mọi người.
Mời quý vị bấm vào biểu tượng Audio trong hình ở đầu trang để nghe nội dung cuộc phỏng vấn Elizabeth Phan.