La hét trong quần vợt: âm thanh tự nhiên hay một chiến thuật?

Maria Sharapova, of Russia, a famous grunter.

Maria Sharapova, of Russia, a famous grunter. Source: APP

Đại giải Quần vợt Úc mở rộng đang diễn ra tại Melbourne lại dấy lên những tranh luận về chuyện cầu thủ la thét hay gầm gừ, với câu hỏi liệu việc nầy có gây bất lợi cho đối phương hay không.


Các khoa học gia chuyên về thể thao cho biết tiếng la hét chói tai và kéo dài khi đánh quả banh có thể làm ảnh hưởng đến đối thủ trong việc đánh trả quả banh.

Nữ cầu thủ trẻ người Belarusia là cô Aryna Sabalemka, là một cây vợt mới nổi trong các trận đấu nữ, thuộc giải quần vợt Nước Úc Mở rộng, diễn ra tại Melbourne.

Thế nhưng trong khi cô nầy thi đấu với cây vợt nữ của Úc là Ash Barty, trong vòng loại của giải vào tuần nầy, cô ta thi đấu không chỉ với những cú giao banh sấm sét, gây chú ý cho các khán giả dự khán.

Tiếng la hét trong trận thua 3 ván nhanh chóng của cô nầy, khiến cho khán giả bắt chước chế nhạo cô, đến nổi trọng tài phải lên tiếng can thiệp.

"Thưa quí vị, xin vui lòng trong lúc thi đấu xin đừng la hét, xin vui lòng, cảm ơn quí vị".   

Được biết tiếng la thét trong quần vợt, thực sự rất lớn và cũng vang vọng, đôi khi được mô tả là tiếng gầm thét hay tiếng la thất thanh của một vài cầu thủ, khi đập quả banh.

Việc nầy xảy ra cho cả nam lẫn nữ cầu thủ và họ nổi tiếng trong chuyện nầy, khiến cho nhiều cầu thủ và khán giả cảm thấy bị đánh lạc hướng hay khó chịu, trước mức độ âm thanh chói tai như vậy.

Monica Seles và Jimmy Connors, thường được xem là những kẻ gầm thét to tiếng nhất, trong các cầu thủ nữ và nam thi đấu quần vợt.

Những người khác cũng nổi tiếng không kém, có thể kể như Serena Williams, Venus Williams, Maria Sharapova, Victoria Azareka, Rafael Nadal, Novak Djokovic, David Ferrer và Gustavo Kuerten.

Được biết nữ đấu thủ 19 tuổi nói trên không phải người duy nhất, khiến cho khán giả phải la ó với tiếng gào thét trên sân quần vợt.

Các cây vợt khác như Maria Sharapova, Victoria Azarenka và Monica Seles là một số cây vợt tên tuổi lớn trong những năm qua, đã bị cáo buộc là xử dụng tiếng hét của mình là một vũ khí khác, trong việc áp đảo đối phương.

Thế nhưng việc nầy có thực sự, làm gia tăng khả năng thi đấu của họ hay không?

Khoa học gia nghiên cứu về thể thao của đại học Deakin là giáo sư Damian Farrow nói rằng, có những bằng chứng cho thấy, một tiếng hét có thể làm gia tăng độ 5 phần trăm về vận tốc trong mức độ phát bóng, tính ra là nhanh thêm khoảng 7 kí lô mét giờ.

Giáo sư Farrow vạch ra các nghiên cứu mà ông đã trải nghiệm cho thấy, việc la hét cũng có thể làm mất sự chú ý của đối phương, khi nhận được quả banh.

"Các cầu thủ phải chú tâm khi nghe tiếng đập banh vào mặt vợt, bởi vì âm thanh nầy cho họ một vài dấu hiệu trong đầu, về quả banh được đánh như thế nào đến họ."

"Một cuộc nghiên cứu cho thấy đối thủ chuẩn bị đáp trả bị chậm mất khoảng 30 phần triệu cuả một giây, mà nếu quí vị chuyển thành vận tốc trên sân quần vợt, thì quả banh bay tới đối thủ nhanh một vài mét, trước khi tay vợt nầy chuẩn bị cách đánh trả".        

Trong khi đó, cựu vô địch và nay là người đứng đầu về quần vợt nữ tại Úc, bà Nicole Pratt đổng ý rằng tiếng thét có thể khiến cho đối thủ gặp nhiều bất lợi.

"Cầu thủ không lệ thuộc vào tiếng đập của chiếc vợt vào quả banh và có lẽ vấn đề nhiều hơn là tiếng la thét trong một lúc sau đó, bởi vì chuyện đó xảy ra vào lúc quí vị chuẩn bị đánh trả khi đang nhận quả banh đó, vì vậy có một vấn đề nhỏ khi tiếng la thét kéo dài".
"Cho đến khi luật lệ về thi đấu quần vợt quyết định rằng, 'Đúng rồi, chúng ta sẽ qui định về cường độ cuả âm thanh ở sân thi đấu mà nếu cầu thủ vượt quá, sẽ bị trừ một điểm", Damian Farrow.
Bà cho đài phát thanh 3AW biết rằng, nhà cầm quyền hiện biết được tệ nạn nầy, đặc biệt tiếng thét được vang vọng qua các buổi trực tiếp truyền hình, do đó hiện khuyến khích các cầu thủ hãy xuống giọng một chút.

"Tôi nghĩ chúng ta đã chứng kiến một số cầu thủ trong nhiều năm qua, thi đấu với tiếng thét của họ có lúc quá sức vang dội và tôi nghĩ nó còn vang vọng hơn qua màn ảnh truyền hình. Đó là chuyện đấu quần vợt và chắc chắn cũng là chuyện mà bà ta nói đến".

Thế nhưng chuyện nầy lại gây khó khăn cho cảnh sát, trong việc gìn giữ an ninh trật tự.

Một câu hỏi đặt ra là, đến lúc nào thì âm thanh tự nhiên của một cầu thủ khi la hét, vượt quá giới hạn của một chiến thuật cuả họ?

Nhiều người kêu gọi, việc la hét nên bị cấm hay ít nhất có thể bị phạt.

Trong giải quần vợt Mỹ quốc Mở rộng năm 1988, tay vợt nổi tiếng Ivan Lendt than phiền về đối thủ Andre Agassi la hét khi đánh banh, như sau 'Khi Agassi đập những quả bóng mạnh, tiếng thét của anh ta càng lớn hơn và nó làm mất sự tính toán của tôi".

Trong giải quần vợt Pháp quốc Mở rộng năm 2009, cây vợt nữ Aravane Rezai than phiền với trọng tài rằng, đối phương là Michelle Larcher De Brito la hét quá lớn, khiến cho một vị giám sát của đại giải được đưa vào sân, thế nhưng không có hành động nào sau đó được đưa ra, cho đến khi cầu thủ nầy ra khỏi sân, thì khán giả đồng loạt lên tiếng chế nhạo.

Đặc biệt với tay vợt, được xem là vô địch nhiều đại giải là Roger Federer là một thí dụ cho thấy, anh nầy là một tay vợt không hề la hét khi thi đấu.

Với các cầu thủ có thói quen la hét, như cô Michelle Larcher De Brtito cho rằng, "Không ai có thể bảo tôi không la hét cho được, quần vợt là một môn thể thao cá nhân và tôi là một cầu thủ cá nhân."

"Nếu họ phạt tôi thì cứ việc, bởi vì tôi thà bị phạt còn hơn thua trận đấu, do tôi không thể ngưng la thét cho được."

Còn Maria Sharapova chính thức đạt đến âm độ là 101 decibel khi la hét lúc thi đấu, cho biết "Tôi có thói quen nầy khi bắt đầu chơi quần vợt và sẽ không thay đổi được".

Còn Serena Williams cho rằng, tiếng thét của đối thủ không ảnh hưởng đến cô, "Tôi chỉ biết thi đấu và đôi khi cũng la hét, thế nhưng tôi không biết là mình đã la hét như vậy".

Trong khi đó, Giáo sư Damian Farrow cho rằng, với những trận giao đấu kéo dài hơn và những quả bóng đập ngày càng mạnh hơn, thì mức độ âm thanh đã gia tăng trong những năm gần đây.

"Càng ngày càng có nhiều cầu thủ, cố tình xử dụng việc nầy như một chiến thuật trong một cách nào đó, hay việc nầy làm gia tăng cho khả năng thi đấu, hoặc có gây hoang mang cho đối thủ hay không, tôi nghĩ đó là một chủ đề cần được bàn thảo".

"Cho đến khi luật lệ về thi đấu quần vợt quyết định rằng, "Đúng rồi, chúng ta sẽ qui định về cường độ cuả âm thanh ở sân thi đấu và có một giới hạn mà nếu cầu thủ vượt quá, sẽ bị trừ một điểm", Giáo sư Damian Farrow đề nghị.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share