Đề nghị của chính phủ về tự do tôn giáo gây nhiều tranh cãi

Prime Minister Scott Morrison during Question Time

Prime Minister Scott Morrison during Question Time Source: AAP

Việc duyệt xét của chính phủ liên bang về tự do tôn giáo mong đợi từ lâu được một vài nhóm hoan nghênh trong khi một số khác lại bày tỏ quan ngại.


Trong số các quan ngại là việc chính phủ không trực tiếp cam kết trong việc ngăn chận các trường đạo qua chuyện kỳ thị đối với các giáo chức và học sinh thuộc giới đồng tính.

Chính phủ liên bang đã chấp nhận 15 trong số 20 đề nghị, của Cuộc Duyệt xét về Tự do Tôn giáo.

5 đề nghị còn lại, được chính phủ chuyển đến Ủy ban Cải tổ Luật pháp Úc châu để cứu xét.

Các câu hỏi về quyền của các trường đạo, có thể phân biệt đối xử đối với thầy cô giáo hay học sinh, dựa trên giới tính hay khuynh hướng tính dục, đã được chuyển đến Ủy ban.

Hiệp hội Hiệu trưởng các Trường Độc lập tại Úc hoan nghênh hành động của chính phủ.

Chủ tịch Hiệp hội là bà Beth Blackwood cho biết, cơ hội cho việc thảo luận rất đáng được ủng hộ.

“Các trường học có dính líu đến tôn giáo phải cử hành các truyền thống tôn giáo, trong khi thực hiện việc học tập".

"Chính phủ hứa hẹn có thời gian để duyệt xét một cách thích hợp và tham vấn về bất cứ luật lệ hay tu chính mới. Việc đó đưa ra cơ hội cho các cuộc thảo luận công khai cho mọi người”, Beth Blackwood.

Trong khi đó, Tổng Giám Mục Công giáo tại Sydney Anthony Fisher ra một thông cáo bày tỏ sự ủng hộ.

“Mới đây đã có một chủ nghĩa thế tục mạnh mẽ, nhằm loại bỏ tôn giáo trong đời sống công cộng".

"Tôi trông đợi sẽ cộng tác với các dân biểu Quốc hội, để đạt được các tiến bộ càng sớm càng tốt".

"Đó là điều quan trọng cho các trường đạo, có quyền tự do truyền bá niềm tin và việc hành đạo của chúng tôi đến các học sinh”, Anthony Fisher.

Hội đồng Luật pháp Úc châu hiện quan tâm về việc, chính phủ không trực tiếp loại bỏ việc cho phép, các trường phân biệt đối với những học sinh và thầy cô giáo đồng tính nam nữ hay chuyển giới.
“Thay vì có những luật lệ được đề ra như là một phản ứng đối với chuyện tranh luận mới nhất, quí vị thực sự có quốc tế Đạo luật toàn quốc về Nhân quyền, hay một Đạo luật Chống Kỳ thị liên bang được củng cố thêm, để bảo vệ nhân quyền và cũng bảo đảm là đạo luật có sự cân bằng”, Arthur Moses.
Chủ tịch mới được bầu cử của Hội đồng, là ông Arthur Moses cho biết, ông không hiểu tại sao vấn đề lại được chuyển đến Ủy ban Cải tổ Luật pháp Úc châu.

“Hồi đầu năm nay Thủ tướng nói rằng ông chấp nhận rằng sẽ không có chuyện kỳ thị và điều nầy không thể tha thứ được, đó cũng không phải là chủ đề cho cuộc thảo luận tranh cử”.

Còn Thủ tướng Scott Morrison cho biết, tự do tôn giáo là một phần quan trọng trong xã hội đa văn hóa của Úc.

Thế nhưng Chủ tịch Hiệp hội Bình đẳng Úc châu là bà Anna Brown cho biết, việc nầy không chắc chắn.

“Những gì Thủ tướng có vẻ đang làm ,là tìm cách đẩy các cộng đồng đa văn hóa chống lại cộng đồng người đồng tính, khi trong thực tế chúng tôi biết, những người đồng tính có các tôn giáo khác nhau, thuộc các cộng đồng đa văn hóa khác nhau và ủng hộ cho hôn nhân đồng tính hồi năm rồi".

"Chúng tôi lo sợ, nếu đây là sự thúc đẩy về mặt luật pháp, sẽ thực sự xóa bỏ các trò chơi lại và đào sâu thêm những vụ kỳ thị”, Anna Brown.

Chính phủ cũng cho biết, muốn giới thiệu một ủy viên về tự do tôn giáo để thu nhận các khiếu nại, mặc dù đó không phải là một trong 20 đề nghị trong phúc trình.

Cựu Tổng trưởng đảng Tự do hướng dẫn bản phúc trình, ông Philip Ruddock được đài ABC hỏi về chuyện nầy.

“Không, chúng tôi không đề nghị chuyện đó, thế nhưng tôi không nghĩ chúng ta đảo ngược nó".

"Tôi nghĩ những gì chúng ta tuyên bố, là quí vị nên có luật lệ để đối phó với những vấn đề nầy một cách rộng rãi hơn".

"Đó có thể là một đạo luật khác, hay có thể nằm trong Đạo luật chống Kỳ thị Tôn giáo”, Philip Ruddock.

Còn ông Arthur Moses cho biết, giữ cân bằng giữa tự do tôn giáo và tự do khỏi bị kỳ thị, có thể được giải quyết tốt hơn, bằng đạo luật toàn quốc chống kỳ thị toàn diện.

“Thay vì có những luật lệ được đề ra như là một phản ứng đối với chuyện tranh luận mới nhất, quí vị thực sự có quốc tế Đạo luật toàn quốc về Nhân quyền, hay một Đạo luật Chống Kỳ thị liên bang được củng cố thêm, để bảo vệ nhân quyền và cũng bảo đảm là đạo luật có sự cân bằng”, Arthur Moses.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share