Chính phủ liên bang đẩy mạnh kế hoạch cắt giảm thuế công ty

Prime Minister Malcolm Turnbull speaks during a press conference in Sydney

Source: AAP

Thủ Tướng Malcolm Turnbull hiện đẩy mạnh kế hoạch cắt giảm thuế cho công ty trong 10 năm đến Quốc Hội trong tuần nầy sau khi đã vận động thành công việc cắt giảm thuế lợi tức cá nhân trước đó.


Quốc hội sẽ nhóm họp tuần lễ cuối cùng trước khi tạm nghỉ vào mùa đông.

Thủ Tướng và Tổng Trưởng Tài Chính hồi cuối tuần qua đã nhấn mạnh đến giá trị của việc cắt giảm thuế cho công ty.

Các dự luật vầ việc cắt giảm nầy cho thấy, mọi công ty bị thuế 30 phần trăm sẽ giảm còn 25 phần trăm và việc nầy được bàn thảo tại Thượng Viện vào hôm nay.

Thủ Tướng Malcolm Turnbull muốn quốc hội bỏ phiếu về dự luật cắt giảm thuế công ty trễ lắm là vào cuối tuần nầy.

Ông cho biết chính phủ cam kết cải tổ hệ thống thuế vụ đối với công ty.

"Chúng ta phải tự hỏi, liệu có sẵn sàng để nước Úc là quốc gia có sắc thuế đánh vào công ty cao nhất thế giới, trong một môi trường cạnh tranh hay không?

"Và chúng tôi tin rằng nên có một sắc thuế công ty có tính cạnh tranh, đó là lý do chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh về việc giảm thuế 25 phần trăm cho các công ty", Malcolm Turnbull.

Còn Tổng Trưởng Tài Chánh Mathias Cormann cho biết, ông xem trọng phần còn lại của kế hoạch cắt giảm thuế trong 10 năm được thông qua tại Thượng Viện trong tuần nầy

Việc cắt giảm thuế đã trở thành luật hồi năm rồi, cho những công ty với mức doanh vụ lên đến 50 triệu đô la.

Chính phủ còn thiếu 2 phiếu, khi tìm cách thông qua phần còn lại trong kế hoạch thuế vào dịp trước lễ Phục Sinh.

Chính phủ cần sự ủng hộ của 8 trong số 10 nghị sĩ độc lập, để thông qua kế hoạch giảm thuế công ty.

Thượng nghị sĩ Cormann cho đài ABC biết rằng, chính phủ không có ý định chia đôi luật cắt giảm thuế công ty.

"Ý định của chúng tôi là thương lượng về thuế công ty trong tuần nầy và bảo đảm một mức độ ủng hộ cần thiết tại Thượng Viện, nhằm việc cắt giảm thuế đầy đủ cho các doanh vụ sẽ trở thành luật".

Thượng nghị sĩ Cormann cũng là lãnh tụ của chính phủ tại Thượng Viện và là trưởng ban thương thuyết, ông gặp khó khăn với 2 nghị sĩ của đảng One Nation, khi họ cùng với đảng Lao Động và đảng Xanh chống đối lại dự luật.

Lãnh tụ đảng One Nation là bà Pauline Hanson cho Fairfax biết rằng, bà không có ý định ủng hộ dự luật cắt giảm thuế cho doanh nghiệp.

Thượng nghị sĩ Hanson nói rằng, bà muốn chính phủ bài trừ nạn trốn thuế của các công ty đa quốc gia, trong khi chấm dứt việc giảm thuế cho các xí nghiệp xử dụng các chi ngánh ở ngoại quốc.

Phát ngôn nhân đối lập về tài chính của Lao Động là ông Jim Chalmers cho biết, đại đa số việc cắt giảm thuế nầy sẽ giúp các công ty ngoại quốc hưởng lợi, qua việc chi tiêu vào những chuyện, như tiền thưởng cho các giám đốc và tăng tiền lời cho cổ tức.

Ông Chalmers cho đài Sky News biết rằng, nước Úc sẽ không được hưởng lợi như mong muốn, từ việc cắt giảm thuế đến 80 tỷ đô la.

"Việc cắt giảm thuế là không công bằng bởi vì nó lấy đi các chi phí của những người Úc thuộc giới trung lưu, nó cũng không khôn ngoan vì bộ Ngân Khố cho rằng mức phát triển cổ tức sẽ không đáng kể và không thể đạt được. vì chúng ta có mức nợ kỷ lục".

Còn thượng nghị sĩ độc lập Derryn Hinch cho biết, thu hẹp các thiương thuyết sẽ có ý nghĩa hơn.
"Tôi không phải là người chống lại các doanh nghiệp lớn mà chỉ ủng hộ các công nhân, tôi ủng hộ các tiểu thương mà thôi", Bill Shorten.
Ông cho đài Sky News biết, ông muốn việc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp có doanh vụ lên đến 500 triệu đô la, ngoại trừ các ngân hàng.

"500 triệu đô la, tốt quá. Việc nầy sẽ tốt đẹp nếu toán của ông Xenophon và ngay cả ông Burston ở vị thế độc lập, đều đồng ý với mức 500 triệu thì chúng ta có khoảng 6 ngàn công t,y sẽ được hưởng lợi và thật là tuyệt vời".

Trong khi đó, lãnh tụ Lao Động đối lập Bill Shorten cho biết, ông sẽ không bị áp lực hay ép buộc, trong việc ủng hộ cắt giảm thuế doanh nghiệp.

Thủ Tướng Malcolm Turnbull cáo buộc ông Shorten, dẫn đầu việc Lao Động chống lại công ăn việc làm, chống lại đầu tư và duy trì mức thuế cao.

Những lời bình luận trên được đưa ra, khi lãnh đạo Lao Động làm nhẹ đi các quan ngại về sự đoàn kết trong đảng, sau khi dân biểu hàng ghế đầu của Lao Động là ông Anthony Albanese, kêu gọi đảng Lao Động nên hoạt động gần gũi với các doanh nghiệp và bảo đảm mối quan hệ tốt đẹp hơn, với những người không thuộc giới nghiệp đoàn.

Ông Albanese cho rằng, Lao Động không nhất thiết phải đồng ý hoàn toàn với các doanh nghiệp, về các vấn đề như mức độ về thuế công ty, thế nhưng cần phải quan hệ một cách xây dựng với các doanh nhiệp lớn cũng như nhỏ.

Ông Shorten cho biết, ông không có vấn đề gì với lời bình luận của ông Albanese.

Ông nói rằng, các câu hỏi về khả năng của ông để giao dịch với cộng đồng doanh nghiệp và những tin đồn về chuyện căng thẳng trong vấn đề lãnh đạo, chỉ là để đánh lạc hướng mà thôi.

Ông Shorten nói rằng, Lao Động vẫn không thay đổi về việc cắt giảm thuế công ty.

"Có ai ở đây ngạc nhiên, khi chính phủ tìm cách bắt nạt Lao Động và cả tôi, qua việc bỏ phiếu cắt giảm thuế công ty trong tuần nầy, với một vài các tên đơn giản được nhắc đến, được xem là chống lại các doanh nghiệp lớn lao".

"Xin được nói rõ để được ghi nhận trong văn khố rằng, quan điểm của tôi với các công ty lớn là tôi sẽ làm việc với các công ty lớn, chứ không phục vụ cho các công ty nầy".

"Tôi không phải là người chống lại các doanh nghiệp lớn mà chỉ ủng hộ các công nhân, tôi ủng hộ các tiểu thương mà thôi", Bill Shorten.

Lao Động nói rằng, trong tuần lễ nầy khi quốc hội liên bang nhóm họp, mọi chuyện sẽ cho thấ,y chính phủ đã đặt sai các ưu tiên.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share