Eo biển Torres, ngoài khơi Queensland, là một trong những môi trường ít có những người làm công việc cứu hộ ở Úc.
Khu vực này là nơi có một loạt các hòn đảo nằm rải rác trên một bờ duyên hải dài 48.000 km, từ mũi Cape York, đến Papua New Guinea và Indonesia.
Và do đó, công việc đòi hỏi một loạt các kỹ năng.
Hầu hết các nhân viên tại Trạm cứu thương Đảo Thứ Năm đều được huấn luyện để bay trên trực thăng cứu hộ.
Vào một ngày bận rộn, các nhân viên y tế trên chuyến bay có thể được yêu cầu thực hiện các công việc liên tục qua eo biển Torres và bán đảo Cape York.
Họ và trực thăng luôn túc trực 24/24 giờ.
Đó là sự nghiệp mà phụ nữ Thổ dân và Cư dân Đảo Torres, 43 tuổi, Majella Filewood, đang hướng tới.
Bà mẹ bốn con hiện đang tham gia Chương trình Y tế Thổ dân do chính phủ tiểu bang Queensland điều hành.
"Với tư cách là một ACP 2 (Y tế chăm sóc nâng cao) đủ điều kiện, tôi sẽ có thể đi đến các hòn đảo bên ngoài để đón bệnh nhân hoặc chúng tôi lên tàu và được bắc cầu xuống và giúp đỡ những người bị bệnh trên tàu, hoặc ltìm kiếm và cứu hộ trên khắp eo biển Torres."
Chương trình thực tập được thiết kế để tăng cường sự đại diện của ngưởi Thổ dân và Cư dân Đảo eo biển Torres trong dịch vụ cứu thương của tiểu bang.
"Khi những người của chúng tôi cung cấp các dịch vụ, nó tạo ra rất nhiều khác biệt cho bệnh nhân. Nó tạo ra sự khác biệt cho cộng đồng bởi vì họ thấy chính những người của họ đang làm những vai trò đó. Thêm vào đó, lợi thế khác là chúng tôi cũng có thể vận động cộng đồng tham gia vào dịch vụ cứu thương, để bảo đảm rằng cộng đồng chúng tôi cũng đang làm những điều giúp ích."
Anh Claine Underwood, là người Gimuy Walubarra Yidinji.
Anh ấy đã giúp bắt đầu sáng kiến này, sau khi nhận thấy lỗ hổng cung cấp dịch vụ tại Yarrabah, một cộng đồng hẻo lánh ở cực bắc Queensland, nơi anh ấy làm nhân viên phụ trách trong mười năm.
"Tại Yarrabah, chúng tôi ở khá xa và tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải vận động để có được một số người địa phương làm việc tại Yarrabah để lấp đầy khoảng trống cung cấp dịch vụ đó. Chúng tôi đã sử dụng nó như một thử nghiệm để xem liệu nó có ổn không. Và nó đã diễn ra tốt đẹp ở Yarrabah. Và rồi từ đó, việc này lan rộng ra và tôi nghĩ hiện tại chúng tôi có khoảng 43 nhân viên học việc trên toàn tiểu bang tại gần 30 trạm. Vì vậy, việc này thực sự phát triển."
Chương trình đã hoạt động được gần một thập niên.
Cô Filewood là một trong hai thực tập sinh ở Đảo Thứ Năm, cũng là nơi cô lớn lên.
"Đây là cộng đồng của tôi. Tôi hầu như biết tất cả những người mà chúng tôi giúp đỡ. Chúng ta càng có nhiều người có đủ năng lực, sự phát triển và tự trao quyền cho bản thân, thì điều đó sẽ giúp đỡ cho cộng đồng của chúng ta. Những người có thể hiểu nền tảng văn hóa của họ,những người có thể hiểu các giao thức trong thời điểm họ cần."
Ông Underwood - một trong những nhân viên Thổ dân đầu tiên phụ trách tại các trạm Xe cứu thương nào ở Queensland - cho biết bước tiếp theo là đại diện trong các vai trò cấp cao.
"Sự tiến bộ mà chúng tôi cần thực hiện là một khi chúng tôi phát triển hàng loạt nhân viên thổ dân trên toàn tiểu bang và sau đó chúng tôi cần nâng cấp họ lên thành quản lý, bạn biết đấy, thành sĩ quan, phụ trách và vai trò hướng dẫn. Hiện tại, chúng tôi có một vài người trong những vai trò đó, nhưng chúng tôi cần nhiều hơn, để có thể bắt đầu thực hiện thay đổi ở cấp chiến lược."
Đó chắc chắn là một mục tiêu dài hạn đối với cô Filewood, người hy vọng sẽ trở thành nhân viên y tế thổ dân đầu tiên đứng đầu trạm tại Đảo Thứ Năm.
"Hoài bão cuối cùng của tôi là trở thành một OIC (nhân viên phụ trách) tại trạm của riêng tôi trong cộng đồng của riêng tôi. Nhưng trên toàn nước Úc, tôi nghĩ sẽ rất tuyệt nếu có nhiều đại diện của Người thổ dân hơn trong ngành y tế. "