“Đây quả là một mùa đông u tối nhất cho mọi người dân Úc”.
Tổng Trưởng Y Tế Greg Hunt đã đọc diễn văn trên toàn quốc, sau khi có 263 trường hợp nhiễm bệnh mới và 3 người chết tại Victoria.
Bước ra ngoài nhà mà không có khẩu trang tại Melbourne có thể bị phạt 200 đô la.
Victoria là tiểu bang đầu tiên tại Úc bắt buộc mọi người phải mang khẩu trang tại các điểm nóng.
Việc nầy diễn ra khi tình trạng khẩn cấp tại tiểu bang này được gia hạn cho đến 16 tháng 8.
Cố vấn y tế chính phủ Victoria là ông Brett Sutton cho biết, khẩu trang là một phương tiện bảo vệ mới và nó sẽ là một phần trong cuộc sống hàng ngày của người dân Victoria.
“Chúng ta hiện thi hành các biện pháp khắt khe hơn một chút vào lúc này, chúng ta phải quen với cách hành sử mới”.
Kể từ khi đại dịch coronavirus bắt đầu, có những vận động trong chính sách để buộc người dân phải mang khẩu trang.
Trên thế giới có hơn 130 quốc gia có chính sách yêu cầu mọi người đeo khẩu trang.
Một vài nước đầu tiên bắt buộc người dân đeo khẩu trang là Việt Nam, Cộng Hòa Tiệp và Venezuela hồi tháng 3.
Đến tháng 4, tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất ra lệnh mọi người ra khỏi nhà đều phải mang mặt nạ, sau đó đến Morocco và Israel.
Thế nhưng tại một số quốc gia bị dịch bệnh hoành hành nhất như Tây Ban Nha và Pháp đã buộc người dân trong nước phải mang khẩu trang vào tháng 5.
Giáo sư Marylouise McLaws là một thành viên trong toán kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh coronavirus, thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.
Bà cho biết các quốc gia khác bắt buộc đeo khẩu trang sớm để chống lại dịch bệnh, do họ có kinh nghiệm về y tế trước đây và không nhạy cảm về mặt văn hóa với chuyện đeo khẩu trang.
“Về mặt văn hóa, họ thấu hiểu tầm quan trọng của việc mang khẩu trang trong mùa cảm cúm do hay ho hen, vì vậy khi COVID-19 xảy ra họ chấp nhận việc che mặt nhanh chóng hơn".
"Chuyện đó dễ dàng, do họ có chuyện này trước đây. Nếu quí vị có đến bất cứ quốc gia này vào mùa đông, thì việc mang mặt nạ là một chuyện khá thông thường".
"Thế nhưng tại Úc và các quốc gia Tây Phương khác, việc sử dụng mặt nạ không phải là một thói quen đã được chấp nhận”, Marylouise McLaws.
Các chuyên gia cho rằng việc mang khẩu trang thống nhất là chuyện đáng kể, bởi vì một người nhiễm bệnh sẽ ít phát tán vi rút hơn, cũng như những người chung quanh ít bị ảnh hưởng hơn.
Quí vị có thể mua một khẩu trang hay tự mình làm lấy một chiếc.
Một số chuyên gia y tế và chính phủ Victoria đề nghị mọi người có thể làm tại nhà một khẩu trang 3 lớp hay ngay cả một khăn quàng cổ cũng chấp nhận được để che mặt.
Thông tin về việc làm thế nào để chế tạo một khẩu trang đã có trên trang mạng của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân Sự.
Giáo sư Tony Blakely là một chuyên viên về dịch tễ học và cũng là một chuyên gia về y tế công cộng.
Công rình nghiên cứu của ông tìm thấy khẩu trang có thể cải thiện từ 60 đến 80 phần trăm mức độ ngăn chận sự lây nhiễm.
“Có đến 85 phần trăm giảm bớt trong mức độ lây nhiễm. Nó ngăn tránh tôi để bị lây nhiễm cũng như không khiến tôi lây cho người khác".
"Nếu mọi người đều mang khẩu trang, nó sẽ cắt giảm việc lây nhiễm hàng loạt. thí dụ như, chúng ta có 6 tuần lễ phong tỏa mà không mang khẩu trang, thì có thể chỉ đạt được có 5 phần trăm việc giới hạn".
"Thế nhưng nếu quí vị có đến 90 phần trăm những người mang mặt nạ ở Melbourne, nó có thể tăng đến 50 phần trăm việc hạn chế lây nhiễm, do đó nó là một phương tiện rất quan trọng”, Tony Blakely.
Vì vậy liệu có cộng đồng nào cảm thấy bị sốc về mặt văn hóa hay xã hội, với những người mang khẩu trang hay không?
"Đó là chuyện cần thiết và chúng ta rất tiếc phải đi đến giai đoạn này đối với một số người nhiễm bệnh, thế nhưng đó là chuyện cứu mạng và bảo vệ cuộc sống cho mọi người”, Greg Hunt.
Các chuyên gia cho rằng, có thể là một điều sốc với một số người, thế nhưng điều này sẽ không kéo dài lâu.
Việc bắt buộc mang khẩu trang khiến nhiều người cảm thấy khó chịu hay họ có thể nhìn người khác một cách khác biệt, thế nhưng bà McLaws nói rằng nước Úc do các cộng đồng đa văn hóa tạo thành, vì vậy chúng ta nên tôn trọng người khác.
“Chúng ta ở trong vùng Á Châu Thái Bình Dương và có tính cách đa văn hóa, vì vậy chúng ta thấy nhiều người luôn mang mặt nạ".
"Nay họ nên xem khẩu trang không có tính cách chính trị, mà là vì chuyện y tế".
"Đó là một thông điệp nói rằng, tôi quan tâm đến sức khoẻ của tôi và của bạn nữa, tôi cũng quan tâm đến các nỗ lực chống đại dịch của người dân Úc”, Marylouise McLaws.
Còn ông Blakely cho rằng, việc mang khẩu trang sẽ nhanh chóng được chấp nhận về mặt xã hội và văn hóa tại Úc, khi mọi người hiểu được tính cách nghiêm trọng của đại dịch.
“Vì vậy việc nầy được chấp nhận một cách nhanh chóng, do gió đã đổ chiều".
"Tiên đoán của tôi là chuyện này sẽ thay đổi đáng kể trong một tuần lễ, đến mức khi mọi người nhìn những người khác không đeo khẩu trang, họ sẽ nói ‘Ê bạn, hãy mang khẩu trang đi’. Tại sao?
"Bởi vì việc này sẽ nhanh chóng phát triển, khi chúng ta làm những việc trong quá khứ như thắt dây an toàn trên xe hơi, hoặc cấm hút thuốc bên trong quán rượu vân vân".
"Họ xem là chuyện cấp tiến khi lần đầu mang nó, nhưng ngay khi họ mang vào, người khác sẽ nói ‘Ồ, đó là chuyện đúng phải làm, chúng ta hãy mang chúng vào đi”, Tony Blakely.
Tại Anh quốc, chính phủ sé bắt buộc mọi người phải mang khẩu trang tại các cửa hàng mua sắm, bắt đầu từ thứ sáu tới.
Trong khi đó tại Hoa Kỳ, một vài tiểu bang cũng khuyến cáo tương tự đến các cộng đồng trong tiểu bang họ.
Tổng Thống Mỹ Donald Trump mới đây đã mang một khẩu trang lần đầu tiên, sau nhiều tháng bác bỏ chuyện có nhu cầu về việc này.
Ngay cả Tòa Bạch Ốc, cũng bắt buộc nhân viên phải mang khẩu trang.
Còn Tổng Trưởng Y Tế Úc Greg Hunt nói rằng ngay bây giờ, đây là một vũ khí cần thiết để ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng tại Victoria.
“Cùng nhau chúng ta hoàn thành và hỗ trợ cho quyết định khó khăn nầy, trong việc bó buộc mang khẩu trang".
"Đây là một nhiệm vụ quan trọng về mức độ lây nhiễm trong cộng đồng, thuộc vùng Melbourne và các vùng phụ cận".
"Đó là chuyện cần thiết và chúng ta rất tiếc phải đi đến giai đoạn này đối với một số người nhiễm bệnh, thế nhưng đó là chuyện cứu mạng và bảo vệ cuộc sống cho mọi người”, Greg Hunt.
Một vài quốc gia như Nhật Bản, indonesia và Thái Lan, mới đây đã thiếu hụt khẩu trang.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân chớ nên tái sử dụng các khẩu trang chỉ xài một lần vì nó đi ngược với mục đích và không vệ sinh.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại