Cho dù thông thạo Anh ngữ và có nhiều khả năng, một số người tỵ nạn vẫn khó khăn để kiếm việc làm.
Thế nhưng nhờ sự gia tăng của một số chương trình hỗ trợ, những người khác nay có thể tìm được việc làm thích hợp.
Mario Kharat là một diễn viên xiếc, kể từ khi trốn chạy khỏi cuộc chiến Syria, nơi ông được huấn luyện là Lebanon.
Thế nhưng kể từ khi đến Úc hồi giữa năm rồi, thanh niên 18 tuổi nầy cho biết, anh không may mắn tìm được công việc.
"Khi tôi mới đến Úc, tôi cố gắng tìm việc trong gánh xiếc. Tôi tìm người huấn luyện và trình diễn vào những ngày sinh nhật cuả một số người, thế nhưng quả rất khó khăn bởi vì chuyện nầy chẳng có ích lợi chi tại Úc cả".
Mario nay đổi nghề, cùng với người bạn là Majd Skeif, cả hai dự tính lấy bằng tốt nghiệp trung học HSC tại TAFE, rồi sẽ ghi tên vào học viện cảnh sát.
Majd cũng là một người tỵ nạn Syria, trước đó là một người vẽ kiểu kim hoàn tại Syria, thế nhưng anh hiện theo đuổi một ước mơ từ thuở nhỏ.
"Khi mới 4 tuổi, tôi nói mình sẽ là một cảnh sát tại Sydney và tôi không muốn bỏ mất ước mơ nầy. Giấc mộng nầy ngày càng lớn dần và tôi sẽ trở thành một cảnh sát tại Sydney. Tôi biết về chính mình, tin vào mình và tôi hiểu là tôi sẽ là một cảnh sát tại Sydney".
Cả hai hiện sống tại vùng miền Tây Sydney, nơi có nhiều di dân sinh sống.
Vị Mục sư tại nhà thờ địa phương, ông John Bartik nói rằng ngay cả người tỵ nạn có nhiều tài năng thông thường, vẫn phải phấn đấu để tìm được việc làm.
"Chúng ta gặp những người già cũng như trẻ, gặp gỡ những người làm việc với các khả năng đặc biệt, thực sự có công việc thế nhưng họ không biết làm thế nào để đi vào lãnh vực chuyên môn của họ. Một số kiếm được việc làm, thế nhưng tôi cũng gặp những người có thể làm việc được và có thể giúp việc trong mọi ngành nghề, thế nhưng họ chẳng tìm được việc làm".
Theo Viện Nghiên cứu Gia đình Úc châu, chỉ có 6 phần trăm người tỵ nạn là có thể tìm được việc làm trong vòng 6 tháng và con số gia tăng lên gần 25 phần trăm sau 2 năm.
Với phái nam, có nhiều cơ hội gấp 4 lần để kiếm được việc làm hơn phái nữ.
Những người mới đến, thường tập trung vào thị trường lao động chân tay, như quét dọn, chăm sóc cao niên, lái taxi, nhân viên an ninh và xây dựng.
Giáo sư Peter Sgergolds là Điều hợp viên Tổng quát về vấn đề Định cư Người tỵ nạn tại New South Wales, cho biết có nhiều di dân có tài năng nhưng sẽ bị mai một.
"Rào cản là ngôn ngữ, rõ ràng các rào cản là trong việc thu nhận các kinh nghiệm hay khả năng của quí vị ở hải ngoại để được công nhận tại Úc. Các hàng rào là không có các chứng chỉ làm việc với một số người, mà quí vị đã làm việc với họ. Vì vậy tất cả những chuyện nầy, là việc chúng ta cần đề cập đến".
Tuy nhiên việc gia tăng con số các sáng kiến cuả cộng đồng và của chính phủ, hiện giúp đỡ người tỵ nạn kiếm được việc làm trên toàn quốc.
New South Wales thiết lập một Chương trình Hỗ trợ vào tháng 7, nhằm liên kết các công ty lớn như Google và Woolworths với những người mới đến.
"Việc nầy giúp tôi rất nhiều sau khi chồng tôi qua đời và nay tôi chỉ có một mình, thế nhưng tôi có thể làm được mọi việc. Chúng tôi có một khẫu hiệu, 'Tôi là một phụ nữ và thông minh, tôi có thể làm mọi việc'. Đây là điều quan trọng đối với tôi", Naila Yousif.
Giáo sư Shergolds cho rằng, viễn tượng công việc được cải thiện cho người tỵ nạn, khi họ ở lâu trên đất Úc.
"Dĩ nhiên kinh nghiệm của chúng tôi là với người tỵ nạn và di dân nói chung, họ đều có mức thất nghiệp cao hơn trong 5 năm đầu tiên, thường là 10 năm không có việc làm, cao hơn những người sinh đẻ tại Úc. Một khi quí vị có những con đường, có ý tưởng rõ ràng về mục tiêu của mình, lúc đó quí vị sẽ có kết quả tốt hơn nhiều".
Trong khi đó, Dịch vụ Y tế vùng Tây Nam Sydney có chương trình có tên là, 'Gắn Kết Ngôn ngữ Cộng đồng', gọi tắt là BCE, đã thực hiện được gần 2 thập niên qua.
Những người tỵ nạn nữ được tuyển mộ, huấn luyện và được trả lương, để dạy về sức khỏe phụ nữ cho các di dân khác.
Viên chức cao cấp về tổ chức 'Quảng Bá Sức khỏe Phụ nữ' là bà Sharda Jogia giải thích.
"Chúng tôi giúp họ việc huấn luyện hoàn toàn tích cực, để giúp cho các phụ nữ có một nền giáo dục về sức khỏe phụ nữ trong ngôn ngữ của họ và trong cộng đồng của họ. Chúng tôi hướng dẫn họ, để rồi họ sẽ hướng dẫn các phụ nữ khác trong cộng đồng, khi cung cấp các tin tức về y tế và cung cấp sự hỗ trợ và tin tức về những chuyện khác nữa, vì vậy đó như là một hậu quả dây chuyền vậy".
Chương trình cũng giúp đỡ phụ nữ tìm công việc toàn thời, trong đó có người tỵ nạn Syria là Hadeel Aldairy, hiện là nhân viên cho chương trình 'Dịch vụ Định cư Quốc tế' gọi tắt là SSI.
"Khi bắt đầu tổ chức nầy, nó giúp chúng tôi cải thiện vấn đề ngôn ngữ, cải thiện chính bản thân, giúp cho khả năng cuả chúng tôi khá hơn và thêm tin tưởng tại Úc. Khi tôi bắt đầu làm việc và kiếm được tiền, tôi tự nhủ là mình không bao giờ trở lại Centrelink".
Một người tỵ nạn Iraq là Asmaa Yousif đồng ý.
"Thật rất tốt khi chúng tôi làm việc như thế nầy, bởi vì tôi cảm thấy việc nầy giúp cho tôi và ngoài tôi ra, nó còn giúp đỡ người khác nữa. Khi mới đến đây, tôi chẳng biết một ai bởi vì chỉ có tôi và lũ nhỏ. Vì vậy chương trình Ngôn ngữ Cộng đồng mà tôi đã được huấn luyện, họ trở thành những người bạn thân của tôi".
Naila Yousif cho biết, bà cũng tin tưởng sau khi nhận được công việc qua chương trình BCE.
Bà đến Úc 4 năm trước cùng chồng, vốn có sức khỏe yếu kém.
Nay bà làm việc cho nhiều nhóm hỗ trợ người tỵ nạn khác nhau, trong đó có các tổ chức như SSI và STARRTS, tức là Dịch vụ Chữa trị và Phục hồi Những Người Sống sót, sau khi bị Tra Tấn và Chấn Thương Tâm lý.
"Việc nầy giúp tôi rất nhiều sau khi chồng tôi qua đời và nay tôi chỉ có một mình, thế nhưng tôi có thể làm được mọi việc. Chúng tôi có một khẫu hiệu, 'Tôi là một phụ nữ và thông minh, tôi có thể làm mọi việc'. Đây là điều quan trọng đối với tôi", Naila Yousif.
Nước Úc dự trù sẽ nhận khoảng 16 ngàn người tỵ nạn vào năm tới, trong đó phân nửa là những người ở độ tuổi làm việc, do đó niềm tin là chìa khóa để bảo đảm cho họ cuối cùng cũng kiếm được một công việc.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại