Du học ở Úc (188) Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng tại Úc

Stand out for jobs

Source: Pixabay

Thị trường việc làm ở Úc luôn được biết đến bởi sự cạnh tranh cao giữa ứng viên người bản địa, dân nhập cư và du học sinh. Đây cũng là thử thách lớn khiến nhiều bạn e ngại về cánh cửa cơ hội tìm việc sau ra trường tại Úc. Cùng tìm hiểu cách để các du học sinh tốt nghiệp có thể ‘ghi điểm’ với nhà tuyển dụng khi xin việc ở Úc.


Các du học sinh thường bắt đầu tìm việc làm từ lúc sắp tốt nghiệp. Nhiều bạn tham gia hoạt động volunteer hoặc tìm cơ hội làm casual ở các công ty chuyên ngành ngay từ lúc còn đi học để tích luỹ kinh nghiệm và tạo mối quan hệ.  

Tuy nhiên, khi được hỏi các nhà tuyển dụng tại Úc mong đợi gì ở các ứng viên, đặc biệt khi các ứng viên mới tốt nghiệp, kinh nghiệm còn hạn chế, hầu hết các bạn đều bối rối. Không ít bạn còn băn khoăn không biết mình nên phát triển thêm kỹ năng gì để trở nên nổi bật giữa những ứng viên có cùng nền tảng và bằng cấp chuyên ngành.

Chị Hằng Nga, đến từ Seed Training Group - công ty nhận đào tạo kinh nghiệm và kĩ năng thực tiễn trong ngành Kế Toán – Tài Chính, là công ty uy tín cung cấp và liên hệ các chương trình thực tập thực tiễn cho các ngành Accounting, Finance, Business Administration, Marketing, IT, …

Chị Nga có kinh nghiệm đào tạo và tuyển dụng, cũng như làm việc với các đối tác tuyển dụng đến từ nhiều lĩnh vực tại Úc. Chị chia sẻ với chúng ta những kinh nghiệm cũng như các mong đợi thực tế ở vị trí nhà tuyển dụng tại Úc.

Chị có nghĩ du học sinh ở Úc sau khi ra trường có cơ hội việc làm tương đương với người bản xứ không?

- Hiện nay, Úc cũng đang thiếu nhân lực ở một số ngành nghề, ngay cả những người bản xứ cũng không thể đáp ứng được hết nhu cầu nhân lực cho thị trường Úc. Tôi nghĩ không hẳn là tương đương so với người bản xứ, nhưng du học sinh vẫn có cơ hội làm việc tại Úc. Nếu các bạn chọn đúng ngành mà chính phủ Úc cần thì sẽ càng có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi tốt nghiệp.

Nhiều ý kiến cho rằng du học sinh dù có học xuất sắc cỡ nào thì cũng không thể cạnh tranh với sinh viên bản xứ được vì tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của du học sinh cũng như họ không thể hiểu văn hóa sâu như người bản xứ. Chị có đồng ý với điều này không? Vì sao?

- Dĩ nhiên khi các du học sinh muốn tìm kiếm việc làm sau ra trường sẽ gặp phải nhiều rào cản hơn so với sinh viên bản xứ. Ngôn ngữ là một trong những rào cản lớn nhất, tôi đồng ý với điều đó. Nhưng không hẳn nó làm các bạn dậm chân được.

Hơn nữa, tôi thấy bảng điểm chỉ là 1 phần, kinh nghiệm được đánh giá cao hơn. Bởi đa số những nhà tuyển dụng ở đây muốn tuyển những bạn đã có kinh nghiệm, để họ không phải dạy thêm nhiều nữa.

Chị nghĩ so với sinh viên bản xứ, du học sinh Việt Nam có những lợi thế và hạn chế gì trong môi trường việc làm?

- Lợi thế của du học sinh Việt Nam trong môi trường việc làm đó là du học sinh biết được 2 ngôn ngữ. Đây là một lợi thế chính giúp các bạn du học sinh dễ dàng xin việc vào các công ty đa quốc gia . Ngôn ngữ có thể là điểm mạnh nhưng đồng thời cũng là một hạn chế của sinh viên du học. Du học sinh khó có thể nói tiếng Anh lưu loát được như người bản xứ.

Ngoài ra, mối quan hệ cũng là một rào cản nữa vì thường có người giới thiệu thì các bạn dễ tìm được việc hơn. Nhưng du học sinh lẽ dĩ nhiên không có mối quan hệ nhiều so với người bản xứ. Hơn nữa, do không hiểu rõ luật Úc, nhiều bạn du học sinh còn ngậm ngùi nhận ra mình bị lừa khi xin việc và khi đi làm thêm. Nhiều bạn du học  sinh còn bị bắt nạt, bị trả lương thấp hoặv làm việc vất vả hơn bình thường, nhất là khi đi làm chui hoặc làm quá thời gian cho phép thì càng dễ bị chèn ép.

Để ghi điểm với nhà tuyển dụng tại Úc, các du học sinh nên trang bị những kỹ năng gì?

Tích luỹ kinh nghiệm khi bạn đi xin việc rất có ích khi bạn đi xin việc. Tôi khuyên các bạn sinh viên đang còn trên ghế nhà trường tận dụng mọi cơ hội có thể rèn luyện và học thêm nhiều kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng chuyên ngành, vì sau này nó sẽ giúp bạn phá vỡ những rào cản sinh viên quốc tế và tìm được công việc chuyên ngành mong muốn.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm tại Úc thì phải thực sự chú ý đến khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, khả năng thích nghi với văn hoá trong môi trường làm việc ở Úc và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.

Các bạn có thể tham gia các hoạt động xã hội, tham gia các khoá học rèn luyện kỹ năng của các cơ sở đào tạo như Seed Training Group.  

Trường học dạy kiến thức, trường đời dạy kỹ năng

Trường học chỉ có thể truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Kỹ năng thực tiễn là do chính các bạn rèn luyện và trau dồi không ngừng.

Do đó mỗi cá nhân phải tự thân vận động trải nghiệm thực tiễn từ các nhà tuyển dụng, chính những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn làm chủ và định hướng tốt hơn cho công việc tương lai của mình, cũng như tạo thêm cơ hội để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn nhiều hơn so với những ứng viên khác khi cùng tham gia ứng tuyển vào cùng một vị trí.

Đối với những bạn đang định hướng những bước đi đầu đời của bản thân, hãy thật cân nhắc về việc lựa chọn ngành nghề mà mình theo đuổi dựa trên sở thích, khả năng và đặc biệt là nhu cầu của xã hội đối với công việc đó.

Cơ hội trải nghiệm nằm ở khắp mọi nơi

Hãy luôn xê dịch để tìm kiếm công việc cho mình, đó có thể là Melbourne, Sydney với số lượng công việc tập trung khá nhiều ở hai nơi này hoặc những địa phương xa hơn như Tasmania, Perth, Adelaide - những thành phố nhỏ đang có nhu cầu ở những ngành nghề đa dạng.

Họ luôn cần các bạn để cân bằng việc làm địa phương, cũng như cần những người có chuyên môn và trình độ đến để làm việc. Đó còn là dịp để bạn thay đổi môi trường sống và tăng cơ hội trở thành thuờng trú nhân của Úc nếu bạn có kế hoạch sinh sống lâu dài tại Úc.

Hãy luôn cố gắng và phấn đấu không ngừng để chạm tay đến công việc mà bạn mong muốn và đam mê.

Kỹ năng ghi điểm với nhà tuyển dụng

Như chị Nga đã nói ở trên, với du học sinh, khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh luôn là tiên quyết. Ở một số trường tại Úc và đối với một số ngành, thậm chí trường còn yêu cầu Tiếng Anh đầu ra đối với sinh viên quốc tế để đảm bảo khả năng Anh văn của họ đáp ứng được nhu cầu việc làm của vùng.

Tiếp đó là khả năng thích nghi với văn hóa trong môi trường làm việc ở Úc. Các bạn biết đấy, văn hóa phương Đông khác biệt với phương Tây, văn hóa nước đã phát triển khác biệt với văn hóa nước đang phát triển, điều này dẫn đến văn hóa trong môi trường làm việc cũng khác nhau. Và càng khó hơn khi mà Úc là một đất nước đa văn hóa với nhiều sắc tộc đến từ khắp nơi trên thế giới. Chính vì vậy, để có thể sống, làm việc tốt và hiệu quả tại Úc, các bạn phải có khả năng thích nghi với văn hóa trong môi trường làm việc tại Úc.

Cuối cùng, các bạn sinh viên quốc tế cần trang bị cho mình những kĩ năng nghề nghiệp và kỹ năng khác trong công việc để đảm bảo và củng cố vị trí của mình trong công việc ngay khi tốt nghiệp. Úc là một đất nước phát triển với nền kinh tế, kỹ thuật tân tiến nên chính phủ Úc cần nguồn lao động có tay nghề cao, lành nghề. Bên cạnh đó, tính linh hoạt và làm chủ công việc cũng như sự nghiệp của mình trong một xã hội phát triển như Úc cũng rất quan trọng.

Một số điều bạn cần biết khi làm việc tại Úc

Chính sách thuế

Trước khi bắt đầu làm việc, bạn bắt buộc phải có Tax File Number (TFN) để đảm bảo bạn đóng thuế phù hợp với công việc bạn đang làm. Luật của Úc miễn thuế cho thu nhập $18,200 nghĩa là nếu bạn thu nhập dưới $18,200/năm bạn không cần đóng thuế. Nếu bị trừ thuế bạn có thể xin hoàn thuế vào cuối năm tài chính.

Tìm việc làm ở đâu?

Khi đã có TFN, tài khoản ngân hàng, hãy viết một bản sơ yếu lí lịch và bạn đã sẵn sàng xin việc rồi đấy. Các trường thường có trung tâm môi giới việc làm cho sinh viên, hoặc bạn có thể tham khảo các trang tuyển dụng online, mục việc làm cho sinh viên.

Vì sao nên làm tình nguyện ?

Làm tình nguyện là cơ hội để bạn rèn luyện rất nhiều kĩ năng mềm, cải thiện khả năng giao tiếp, kết bạn và hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng mới. Các trường đại học thường có các hoạt động tình nguyện, hoặc bạn có thể tìm tại trung tâm việc làm địa phương. Các hoạt động tình nguyện ngoài trường giúp bạn sâu sát hơn với cộng đồng và tìm hiểu các phong tục của Úc. Các kinh nghiệm khi làm tình nguyện rất có ích khi bạn xin việc làm.

Bấm vào đây để tham khảo thêm: hoặc

Sơ yếu lí lịch nên bao gồm những gì?

Căn bản nhất của một bản sơ yếu lí lịch là thông tin liên lạc, các kinh nghiệm làm việc trước đây và đối với sinh viên mới ra trường thì cần thêm quá trình học tập. Viết càng súc tích càng tốt và hãy nhờ ai đó xem qua.

Sơ yếu lí lịch mang tính chuyên nghiệp không nên có hình cá nhân trừ khi được yêu cầu. Cung cấp thông tin ít nhất 1 người tham chiếu, có thể là quản lý công việc cũ hoặc ai đó nắm rõ quá trình học tập và làm việc của bạn. Sơ yếu lí lịch và thư giới thiệu nên viết cụ thể vị trí muốn xin vào, không nên dùng một mẫu cho các công việc khác nhau.

Thực tập và các kinh nghiệm làm việc

Tích lũy kinh nghiệm liên quan đến ngành học rất có ích khi bạn đi xin việc. Dù là kinh nghiệm làm việc tại Úc hay nước ngoài, hoàn thành một khóa thực tập trong khi học là một cơ hội không nên bỏ qua. Bạn sẽ thường xuyên nâng cao các kĩ năng liên quan trực tiếp đến công việc và cách làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp. Và việc được nhận vào làm chính thức sau khi hoàn thành thực tập cũng không quá lạ lẫm.

Làm sao để tìm việc sau khi tốt nghiệp?

Khi học năm cuối bạn sẽ có cơ hội xin việc ở trình độ mới tốt nghiệp tại nhiều tổ chức.Nếu bạn dự định ở lại Úc sau khi tốt nghiệp, tìm việc ngay khi ra trường là một quyết định sáng suốt. Các nhà tuyển dụng có thể xin cho bạn visa làm việc và nếu bằng cấp của bạn thuộc loại lao động có tay nghề thì mọi việc càng dễ dàng hơn. Các loại visa phổ biến 482, 489,190. .

Biết phải tìm thông tin ở đâu?

Khi đã tìm hiểu các cơ hội từ trường, hãy lên mạng để tra cứu thông tin. Dùng chức năng tìm kiếm chuyên sâu để tìm công việc phù hợp thuộc ngành học của bạn. Sau đó nhớ đăng ký nhận email để thường xuyên cập nhật các tin tuyển dụng công việc bạn thấy hứng thú. Tham khảo tại , hoặc .

Nộp đơn có lựa chọn

Đừng nộp đơn xin việc bừa bãi. Thay vì nộp đơn hú hoạ đến thật nhiều nơi, hãy chọn công việc phù hợp với bạn, đọc kỹ yêu cầu công việc và viết một thư xin việc phù hợp với công việc đó. Chú ý đến những kỹ năng liên quan đến công việc và nhớ nhắc đến chúng khi viết sơ yếu lí lịch hoặc thư xin việc. Không nản lòng khi bị từ chối nhiều lần để chứng tỏ bạn là người kiên nhẫn.

Mặc gì khi đi phỏng vấn?

Đối với những công việc bình dân bạn không cần ăn mặc quá chuyên nghiệp nhưng phải sạch sẽ gọn gàng. Đối với các công việc sau khi tốt nghiệp hoặc xin thực tập có thể bạn sẽ cần trang phục công sở chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu về công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn.

Chương trình tại Seed Training Group đảm bảo 100% mang lại những kĩ năng, kinh nghiệm làm việc và giúp các bạn phá vỡ rào cản giữa môi trường học và thực tế để kiếm được việc làm dễ hơn.
Cơ hội học tập trong môi trường chuyên nghiệp, thân thiện, sát với thực tế, nâng cao và phát triển kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng, và nhận được cơ hội thực tập sau khi hoàn thành khóa học.

Ngoài ra, Seed Training Group có khoá dạy PTE với giảng viên chất lượng. Các bạn nhanh chóng đạt được điểm mong muốn và phát triển kĩ năng tiếng Anh của mình.

Điểm tin tại Úc

SW
Source: S&W Fanpage


Trong quãng thời gian du học xa nhà, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng có những câu hỏi:

- Khi bạn nhận ra bạn chọn sai ngành học và đang đi theo hướng khác với đam mê của mình, vậy làm sao để xác định đúng và liệu bạn có được phép chuyển ngành không?-

- Bị áp lực học tập, fail môn, gia hạn môn thì phức tạp như thế nào?

- Gia hạn Student Visa tốn bao lâu và có khó nộp không?

- Làm sao để được tạm trú hoặc định cư tại Úc, đặc biệt là ngành bạn học không trong danh sách được chọn?

- Sinh viên năm cuối hoặc vừa tốt nghiệp thì nên làm gì, biết thêm gì để được ưu thế hơn khi tìm việc làm tại Úc?

Tất cả những nỗi lo này sẽ được giải đáp và trao đồi trong buổi hội thảo miễn phí mang tên “ Bình tĩnh du học' do công ty tư vấn du học định cư S&W Consulting Group kết hợp cùng các cựu du học sinh tổ chức nhằm giúp đỡ các bạn du học sinh mới sang còn bỡ ngỡ hay những bạn đã qua lâu nhưng còn mơ hồ về định hướng của mình.

Mỗi tuần một điều không thể bỏ lỡ tại Úc

Salamanca
Salamanca Market Source: Supplied


Hòn đảo hình trái tim Tasmania, nằm cách châu lục nước Úc về phía Nam với những thung lũng xanh, những thị trấn yên tĩnh và những đường bờ biển hoang sơ.

Thủ đô của bang Tasmania là Hobart, nằm ở bờ biển phía Tây Nam. Đây là thành phố lâu đời thứ hai của Úc.

Hobart là thành phố đông dân nhất của quốc đảo Tasmania, Úc , được thành lập vào năm 1804 như là một thuộc địa hình sự và cũng là thành phố lâu đời nhất sau Sydney nằm ở cửa sông Derwent. Nép mình giữa chân đồi của Mt Wellington, Hobart là sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.

Hobart có nhiều địa điểm du lịch xinh đẹp và thú vị nhưng có một nơi khách du lịch nào cũng không thể bỏ lỡ, đặc biệt nếu đến thăm Hobart vào cuối tuần. Đó là Salamanca Palace – viện bảo tàng, quán rượu, cửa hàng.

Chợ Salamanca Market là một trong những sự kiện tiêu biểu diễn ra thường xuyên từ 8h30 đến 15h vào thứ 7 hàng tuần tại Hobart, thu hút hàng ngàn người dân địa phương và du khách mỗi năm.

Salamanca Market với 300 gian hàng thực phẩm và âm nhạc, đến đây bạn có thể thưởng thức những trái cây tươi, rau hữu cơ, khoai tây nướng, nhâm nhi 1 tách café với bánh sừng trâu, nghe những bài hát dân gian sinh động.

Khu chợ cũng nổi tiếng với các thủ công mỹ nghệ của Tasmania như thủy tinh làm bằng tay, các vật dụng sáng tạo làm từ các loại gỗ của vùng Tasmania và các đồ gốm.

Khu chợ Salamanca gần công viên lịch sử St David, Leo lên Kelly Step đi đến Hampden Road ngay bên cạnh bạn có thể ngắm cảnh làng battery Point. Bờ sông đẹp như tranh vẽ khi băng qua bãi cỏ Salamaca để đến với các bến cảng, tàu thuyền đánh cá neo đậu.

Thêm thông tin và cập nhật Like  

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share