Thế nhưng một phúc trình đã tìm thấy với tỷ lệ một trong 3 người Thổ dân đã là nạn nhân của việc tấn công kỳ thị trực tiếp trên mạng, do đó trang mạng xã hội cũng là một lực lượng giúp đỡ họ hữu hiệu.
Phúc trình có tên là "Hãy là người Thổ dân trên trang mạng xã hội", tìm thấy trang mạng xã hội giữ một vai trò phức tạp trong cuộc sống của người Thổ dân, được xem khác biệt đáng kể so với những người không phải là Thổ dân.
Phúc trình của đại học Macquarie xem xét 4 phương diện, bản sắc Thổ dân, cộng đồng trên mạng, thực hiện văn hóa, nạn kỳ thị và bạo động, tìm được giúp đỡ và các hoạt động chính trị.
Đồng tác giả là bà Bronwyn Carlson thuộc Ban Nghiên cứu về Thổ dân nói rằng, những gì được xem xét là sự khác biệt về việc xử dụng trang mạng xã hội, dựa trên địa phương.
"Tại những nơi xa xôi về mặt địa lý, trang mạng xã hội được dùngtheo những cách thức khác nhau đối với nhiều người hơn là những người tại các khu vực đô thị".
"Các vấn đề khác là trang mạng xã hội được người Thổ dân xử dụng theo cách thức hoàn toàn khác biệt".
"Vì vậy trong khi nhiều người trẻ ra khỏi Facebook vì cha mẹ họ có mặt ở đó để giám sát những gì họ làm, thì những người trẻ Thổ dân lên Facebook để kết nối với gia đình và các thế hệ lớn tuổi hơn, cũng như mọi người và các mối quan hệ, mà họ có thể không bao giờ gặp gỡ bằng cách nầy", Bronwyn Carlson.
Một số người được hỏi cho biết họ cảm thấy gắn kết hơn với bản sắc Thổ dân trên mạng, thế nhưng với những người khác, việc xác định là Thổ dân vẫn còn là nguồn gốc của những lo lắng.
Có đến 2 trong 3 người bày tỏ quan ngại về việc chia xẻ văn hóa Thổ dân trên mạng và có 1 trong 5 người cho biết có những đe dọa về bạo động từ những người xử dụng trang mạng xã hội.
Đồng tác giả bản phúc trình là ông Ryan Fraser cho biết, phúc trình tìm thấy bản sắc của người Thổ dân có thể là nguyên nhân gây ra những quấy nhiễu trên mạng theo những cách thức khác nhau.
"Một trong các phản hồi thông thường nhất đối với một số câu hỏi mà chúng tôi đã có kinh nghiệm về chuyện phân biệt chủng tộc, như người Thổ dân có nước da hơi đen, thường bị tấn công khi cho là người Thổ dân mà thực sự họ không phải là người Thổ dân, trong khi đó đối với người Thổ dân mọi người nhận ra ngay họ, họ thường bị các hình thức tấn công kỳ thị giống nhau cũng như các chuyện tương tự như vậy".
Cũng vậy, có hơn 70 phần trăm những người được hỏi cho biết, trang mạng xã hội là một diễn đàn tốt đẹp để học hỏi và gắn bó về cách thực hành văn hóa.
Những người hồi đáp tỏ ra tích cực về việc xử dụng trang mạng xã hội như là một nơi để nối kết với những người Thổ dân khác, khi đề ra các cách thức mới để truyền đạt về văn hóa.
Giáo sư Carlson kể ra một cộng đồng đặc biệt tại Tasmania.
"Một trong các cộng đồng tại Tasmania chẳng hạn, họ thiết lập các nhóm Facebook, từ đó họ xây dựng ngôn ngữ và tìm cách mang các ngôn ngữ bị mất trở lại".
"Họ làn điều nầy trong các nhóm khép kín đến nỗi chỉ có những người trong cộng đồng quan tâm đến chuyện nầy mà thôi".
"Đó là một nơi an toàn mà họ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ, học tiếng nói, học hỏi về văn hóa đi cùng với ngôn ngữ, trước khi họ có thể tách ra và công bố ra công chúng hay một cách rộng rãi hơn đến cộng đồng rộng lớn hơn", .Bronwyn Carlson.
"Chẳng hạn như tại Canada việc nầy đang được theo dõi thật sát về việc làm thế nào người Thổ dân X đi đâu, làm gì và tôi nghĩ không hoàn toàn chính xác, đó là những gì học được từ chuyện đó", Axel Bruns.
Về vấn đề Xin lỗi, đó là một cách thực hiện về văn hóa liên quan đến mất mát và chết chóc, trang mạng xã hội đưa ra một kinh nghiệm lẩn lộn.
Một số người trả lời rằng họ xem vấn đề nầy là một cách thức mới để bày tò những đau buồn.
Những người khác nêu lền quan ngại là một số qui tắc văn hóa liên quan đến những người đã mất, chẳng hạn như không đưa ra hình ảnh của họ đã không được thực hiện.
Về vấn đề hoạt động, hầu như 4 trong 5 người mô tả chính họ là những người năng động trên trang mạng.
Ông Frazer nói rằng Twitter đặc biệt có một hình ảnh trong những người Thổ dân.
"Twitter vẫn còn được xem là nhằm các mục đích chính trị hơn, để bàn về những sự kiện hiện nay và quí vị biết, kêu gọi cho các chính nghĩa nào đó đặc biệt là nâng cao nhận thức của người khác".
Tại đại học Kỹ Thuật Queensland, giáo sư Axel Bruns thuộc Trung tâm Truyền thông Điện tử nói rằng có những sáng kiến đáng kể về truyền thông điện tử ở người Thổ dân trong những năm vừa qua.
Giáo sư Bruns nói rằng, các sáng kiến có tên là Thổ dân X Indigenous X, đã giúp tiếng nói cho người Thổ dân trong các trang mạng xã hội.
Được thành lập vào năm 2012, Indigenous X trở thành một tài khoản Twitter, với một máy chủ mới người Thổ dân phụ trách các tài khoản hàng tuần, để kể lại các câu chuyện của họ, nam cũng như nữ.
Cho đến nay đã có 300 lượt người tham gia, với Indegenous X bành trướng các cộng tác với truyền thông chính mạch.
Giáo sư Bruns cho biết đây là một kiểu mẫu hiện được nhìn nhận trên toàn cầu, về tính chất nguyên thủy của nó.
"Tôi cũng biết điều nầy đang được người Thổ dân theo dõi trên toàn thế giới như là một sáng kiến hết sức quan trọng".
"Tôi thấu hiểu khi nói chuyện với các học giả người Úc gốn Thổ dân hiện nghiên cứu vấn đề nầy cũng như với những người đầu tiên khác trên toàn thế giới".
"Chẳng hạn như tại Canada việc nầy đang được theo dõi thật sát về việc làm thế nào người Thổ dân X đi đâu, làm gì và tôi nghĩ không hoàn toàn chính xác, đó là những gì học được từ chuyện đó", Axel Bruns.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại