Một năm trên toàn thế giới xảy ra khoảng 2,7 triệu ca sinh non có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Nghiên cứu cho thấy đa số các ca sinh non có liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở khu vực Nam và Đông Á. Ấn Độ chiếm khoảng 1 triệu ca sinh non, và Trung Quốc là 500.000 ca.
Jess Burdus và chồng của cô, anh Tyson Master, vừa có một bé gái 11 tuần tuổi tên là Jasmine, sinh ra ở Sydney.
"Qúa trình mang thai của vợ tôi vô cùng khó khăn ngày từ ban đầu. Cô ấy bị đau bụng quằn quại, trào ngược thực quản và rất mệt mỏi. Vợ tôi không ăn được nhiều và không hề lên cân một cách đều đặn. Những việc này là những dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ có nguy cơ sinh non".
Cô Jess Burdus hiểu được những thách thức mà trẻ sinh non phải đối mặt khi chào đời, nên cô mong muốn tìm hiểu tất cả các biện pháp để giảm nguy cơ sinh non.
"Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ, nhưng việc tìm hiểu và có càng nhiều kiến thức về việc tại sao trẻ lại bị sinh non sẽ hạn chế được việc này.
Nay, một nghiên cứu đầu tiên từ Trung Quốc cho thấy một trong những yếu tố có thể dẫn đến sinh non, là ô nhiễm không khí.
Tác giả của nghiên cứu tại Úc, Tiến sĩ Yuming Guo, cho biết nghiên cứu này đã xem xét 1,3 triệu trường hợp mang thai.
Tiến sĩ Guo, đang nghiên cứu tại Đại học Monash, cho biết phúc trình này phát hiện mối liên hệ giữa việc sinh non và một chất ô nhiễm có không khí gọi là PM-1, gây ra bởi các việc đốt than và ống khói xe cộ.
"Phụ nữ có thai bị phơi nhiễm với hàm lượng chất độc này có liên quan đến việc sinh non cao, nếu tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng thì sẽ nhiều phụ nữ sẽ có nguy cơ sinh non."
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ sinh non tăng 9% nếu nồng độ PM-1 tăng lên 10 microgram trong suốt thai kỳ.
Ở những khu vực có hàm lượng ô nhiễm rất cao, trên 52 microgram, nguy cơ sinh non tăng lên đến 36%.
Tiến sĩ Guo cho biết hiện tại không có quốc gia nào có các tiêu chuẩn về ô nhiễm không khí liên quan đến PM-1, hầu hết chỉ cảnh báo về PM-2.5.
"Vào thời điểm này, chưa có quốc gia nào phát triển tiêu chuẩn cho chất gây ô nhiễm PM1. PM1 nhỏ hơn PM 2.5 rất nhiều, và đây có thể là nguy cơ với sức khỏe của nhiều người Úc".
So với các nước đang phát triển như Trung Quốc, Úc được xem là nơi có chất lượng không khí tương đối tốt. Nhưng nghiên cứu kể trên có xu hướng nhìn vào các hợp chất lớn hơn, những chất tạo ra khói hay những làn sương mỏng có thể nhìn thấy được.
Đó là các chất ô nhiễm nhỏ hơn PM-1 mà các nhà phân tích như Bronya Lipski, thuộc Tổ chức Đánh giá Môi trường Úc (Environmental Justice Australia) lo ngại.
"Bởi vì những chất này quá nhỏ nên nó có thể xâm nhập vào cơ thể dễ dàng những chất có có khói lượng lớn hơn. Vì vậy, nếu chúng ta hít phải không khí có một ít chất ô nhiễm như PM-1 , chúng sẽ vào trong máu, đi vào các bộ phận của cơ thể. Khi chất độc này tàn phá cơ thể, chúng gây ra các tế bào ung thư và tạo ra nhiều vấn đề sức khỏe khác".
Các tác giả của nghiên cứu đang kêu gọi các nước xem xét lại các tiêu chuẩn ô nhiễm không khí toàn cầu.