Các tiểu bang có tiếng nói trong các quyết định di trú

Abul Rizvi at a hearing when he was with Immigration

Abul Rizvi at a hearing when he was with Immigration Source: AAP

Chính phủ liên bang hiện xem xét việc ủy quyền cho các tiểu bang trong việc định cư các di dân tại thành phố và thị trấn mỗi năm.


Thủ tướng Scott Morrison cho biết các tiểu bang biết rõ các nhu cầu thay đổi tại địa phương ra sao.

Trong khi một số các thành phố quan trọng trên nước Úc tiếp tục đối phó với nạn kẹt xe cũng như các khó khăn về hạ tầng cơ sở, thì cùng lúc cuộc thảo luận về chính sách di trú của nước Úc cũng tiếp tục gây nhiều tranh cãi.

Trong một lời kêu gọi nhằm thích hợp hóa với nhu cầu của mỗi tiểu bang, chính phủ Morrison được biết hiện xem xét việc sửa đổi chính sách di trú để cho các tiểu bang có một vai trò tích cực hơn.

Báo chí Úc tường thuật sự thay đổi đang được thảo luận ở cấp bậc cao cấp của chính phủ.

Thủ tướng Scott Morrison cho đài Sky News biết rằng, sự hợp tác đã được thử nghiệm trước đây thế nhưng chưa bao giờ thành công.

“Trong quá khứ, chúng ta đã cố gắng làm chuyện nầy và tôi rất quan tâm về chuyện nói trên, thế nhưng nó vẫn bế tắc".

"Và lý do tôi nghĩ đó không phải là bế tắc, mà là thiếu sự gắn kết giữa các tiểu bang, đang thực hiện các chính sách định cư và dân số, cũng như những gì Liên bang đang làm".

"Vì vậy, đây là một phần bó buộc có ý nghĩa đương nhiên”, Scott Morrison.

Chính phủ liên bang hiện định mức nhập cư thường niên tối đa là 190 ngàn công nhân có tay nghề và gia đình của họ.

Theo kế hoạch nói trên, các tiểu bang được yêu cầu báo cáo cho chính phủ liên bang về con số các di dân có tay nghề mà họ muốn nhận hàng năm.

Họ cũng phải cho biết liệu có đủ phương tiện và hạ tầng cơ sở để cung cấp cho các cư dân nói trên hay không.

Thế nhưng Thủ tướng nói rằng chính phủ liên bang vẫn giữ quyền kiểm soát tối hậu về mức nhập cư tối đa nói chung.

“Chính phủ Úc luôn đề ra mức độ di dân, chúng tôi sẽ không làm ngược lại điều nầy đối với các tiểu bang và đó không phải là chúng ta đặt ra một khuôn mẫu".

"Những gì chúng ta mong đợi, là các tiểu bang thực sự có kế hoạch về đường xá, về bệnh viện, về trường học".

"Họ ở trong vị thế tốt nhất để thực sự phán đoán, về những gì họ có khả năng thực hiện”, Scott Morrison.

Ông Morrison cho biết mức tối đa về các di dân thường trú vẫn là do nhu cầu nhân dụng thúc đẩy, thế nhưng phải dựa trên khả năng cuả mỗi tiểu bang và lãnh thổ.

Còn một cựu phó Tổng Thư Ký tại Bộ Di Trú là ông Abdul Rizvi cho biết, có nhiều visa di dân tay nghề đã được phân phối trên căn bản của từng tiểu bang.

“Bộ Di Trú đã thương lượng về những gì mà chúng ta gọi là, các kế hoạch di dân của tiểu bang trong một thập niên qua".

"Vì vậy hàng năm, chính phủ tiểu bang thương thuyết với Bộ Di Trú về số visa chấp nhận và loại di dân đặc biệt nào của họ, cũng như đồng ý về một kế hoạch di dân cho năm đó, tôi nghĩ rằng những gì được đề nghị là căn bản để xây dựng nên kế hoạch di dân cho toàn nước Úc”, Abdul Rizvi.
"Rồi đó có thể là trường hợp của Sydney, Melbourne hay Brisbane khi có những yếu tố khác biệt và một lần nữa, các tiểu bang nên tham gia vào cuộc thảo luận đó”, Peter Dutton
Được biết mức thu nhận di dân thường trú vào nước Úc hàng năm sụt giảm đến mức thấp nhất trong một thập niên trong năm nay, với chỉ có 163 ngàn visa di dân được cấp phát.

Ông Rizvi nói rằng, nếu chính phủ quan tâm đến tình trạng đông nghẹt người và thiếu hạ tầng cơ sở, thì việc chú tâm sẽ nhắm vào tổng số di dân, chứ không chỉ là những người nộp đơn xin visa thường trú.

“Đó là những gì quí vị chú tâm vào như con số di dân thực sự từ ngoại quốc, bởi vì đó là những người thực sự đến và đi".

"Họ là những người chịu ảnh hưởng của tình trạng đông nghẹt, các nhu cầu về hạ tầng cơ sở, giao nhận dịch vụ và những thứ đại loại như vậy”, Abdul Rizvi.

Trong khi đó, phân tích gia về di trú là ông Jock Collins thuộc đại học Kỹ Thuật Sydney cho rằng, việc bao gồm các tiểu bang trong các quyết định về di trú, đã tỏ ra thành công tại những nơi khác trên thế giới.

“Ý tưởng về việc các tiểu bang nên có một số vai trò trong chính sách Di trú có lẽ rất mới lạ tại Úc, thế nhưng chắc chắn không phải là chuyện gì mới trên bình diện toàn cầu".

"Chẳng hạn như tại Canada, sau nhiều năm các tỉnh bang của nước nầy đã quyết định loại di dân nào mà họ nhận vào một các độc lập với chính phủ liên bang và việc đó có vẻ hoạt động rất tốt đẹp”, Jock Collins.

Giáo sư Collins nói rằng, biến các tiểu bang là động lực chính trong việc quyết định xem, di dân được cần đến ở nơi nào và tiểu bang nào có đầy đủ hạ tầng cơ sở để hỗ trợ cho họ.

Thế nhưng ông cũng nói rằng, chính sách như vậy có thể rất phức tạp.

“Nếu các tiểu bang có thêm nhiều sự kiểm soát trong vấn đề di trú, về những người họ muốn nhận vào và khả năng nhận thêm nhiều người, đó không phải là một ý kiến tệ hại".

"Tôi nghĩ vấn đề quan trọng ở đây, là chuyện đó sẽ hoạt động ra sao? Tôi muốn nói là, không có loại sổ thông hành trong nội địa nước Úc, vì vậy vấn đề là làm sao quí vị có các cấu trúc như thế nào?”, Jock Collins.

Trong khi đó, Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton cho rằng thay đổi tính chất của nhu cầu tại mỗi tiểu bang, có nghĩa là số di dân nhận vào, sẽ giúp đỡ cho chính phủ liên bang biết rõ nơi nào cần đến.

“Trong một vài trường hợp, một số tiểu bang thay đổi quan điểm của họ vào giữa năm tài chính, chẳng hạn như liệu có nên nhận di dân hay không".

"Và có quan điểm trái ngược tại Nam Úc và Tây Úc vào thời gian kinh tế bùng phát, họ đòi hỏi có thêm công nhân vì không thể kiếm được công nhân Úc để lấp đầy chỗ trống trong công việc".

"Rồi đó có thể là trường hợp của Sydney, Melbourne hay Brisbane khi có những yếu tố khác biệt và một lần nữa, các tiểu bang nên tham gia vào cuộc thảo luận đó”, Peter Dutton.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share