Phúc trình mới chỉ ra rằng những học sinh bắt đầu đi học ở độ tuổi lớn hơn so với các bạn cùng lớp sẽ có kết quả học tập vượt trội.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học New South Wales, cho thấy 25% học sinh ở New South Wales bắt đầu đi học muộn hơn so với độ tuổi mà các em đạt đủ điều kiện và thành tích học tập tốt hơn so với các bạn cùng học.
Phúc trình chỉ ra rằng 25-35% trẻ em từ các gia đình giàu có thường được cha mẹ giữ ở nhà thêm một năm.
Tiến sĩ Kathleen Falster là một trong những tác giả của bản nghiên cứu mang tính bước ngoặt này. Bà cho biết các yếu tố khác, như sức khỏe và sự trưởng thành đang ảnh hưởng đến độ tuổi học sinh bắt đầu vào lớp Một.
"Trẻ em được sinh ra trong từ các gia đình thuận lợi và có hoàn cảnh sống tốt thường được cha mẹ trì hoãn việc nhập học, ngoài ra chúng tôi cũng thấy những ký do khác khiến các em đi học trễ như một số trẻ cần có yêu cầu phát triển về sức khỏe nhiều hơn trong những năm đầu đời."
Mặc dù tất cả trẻ em Úc phải đến trường khi chúng lên sáu tuổi, một số trẻ có thể nhập học khi chỉ mới 4 tuổi rưỡi ở New South Wales, Tây Úc, Lãnh thổ phía Bắc và Queensland.
Khi trẻ lớn hơn mỗi tháng tuổi, trẻ sẽ học hỏi được nhiều kỹ năng phát triển hơn.
Tiến sĩ Falster nói mặc dù sự khác biệt có thể khá nhỏ giữa các bé chỉ cách nhau vài tháng, nhưng với các em cách nhau đến một tuổi, sự khác biệt về phát triển trở nên đáng kể.
"Khi chúng ta so sánh một đứa bé sinh vào tháng Tám và tháng Chín, sự khác biệt là khá nhỏ. Nhưng khi chúng ta so sánh các bé cách biệt nhau từ sáu tháng trở lên, chúng ta nhận ra sự khác biệt ngày càng tăng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có sự khác biệt khá lớn trong sự phát triển giữa trẻ bốn tuổi rưỡi và trẻ sáu tuổi."
Nghiên cứu cho thấy cha mẹ di dân và những người có thu nhập thấp có nhiều khả năng gửi con vào lớp 1 sớm hơn, thay vì giữ chúng ở nhà.
"Chúng ta đang quan ngại sự khác biệt trong quá trình phát triển thể chất và trí não giữa một đứa trẻ bốn tuổi rưỡi và một đứa trẻ sáu tuổi. Do đó, quyết định về tuổi bắt đầu đi học không nên bị chi phối bằng việc cha mẹ có đủ khả năng tài chánh hay không mà là sự sẵn sàng của trẻ."
Các chuyên gia nhấn mạnh đây là bằng chứng cho thấy chi phí giữ trẻ quá cao khiến các bậc cha mẹ không còn cách nào khác ngoài việc cho con vào lớp 1 sớm.
Giáo viên mầm non Jessica Brown nói rằng các bậc cha mẹ không đủ khả năng để gửi con cái của họ đến các trung tâm giữ trẻ, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cho chúng vào lớp 1, ngay cả khi chúng chưa sẵn sàng.
Các nhân viên chăm sóc trẻ em cho biết những bất bình đẳng xã hội này nói lên khoảng cách về kết quả học tập trong hệ thống giáo dục.
Chủ tịch của Liên minh chăm sóc trẻ em Úc, Australian Childcare Alliance, Paul Mondo nói rằng khoảng cách tuổi tác giữa các học sinh có thể dẫn đến những hậu quả liên tục đối với việc giảng dạy và hiệu quả của chương trình dạy học.
"Việc này thực sự thay đổi và tác động đến chương trình giảng dạy và mô hình giáo dục cho các giáo viên. Những khác biệt về tuổi tác vẫn diễn ra tại các trường học. Hãy lấy NSW làm ví dụ, các em nhỏ không cần phải tròn 5 tuổi vào ngày ngày 31 tháng 7 trong năm nay vẫn có thể bắt đầu vào lớp 1, trong khi một số phụ huynh chọn cách cho con ở nhà thêm một năm, sự khác biệt đó vô cùng sâu sắc."
Ông nói để ngăn chặn sự bất bình đẳng, cần có một độ tuổi yêu cầu nhất định cho trẻ em vào lớp 1 trên toàn quốc.
"Chúng ta đang quan ngại sự khác biệt trong quá trình phát triển thể chất và trí não giữa một đứa trẻ bốn tuổi rưỡi và một đứa trẻ sáu tuổi. Do đó, quyết định về tuổi bắt đầu đi học không nên bị chi phối bằng việc cha mẹ có đủ khả năng tài chánh hay không mà là sự sẵn sàng của trẻ. "