Sri Lanka đối phó với thảm hoạ môi trường ven biển

The Singapore registered vessel northwest of Colombo

The Singapore registered vessel northwest of Colombo. Source: AAP

Tai nạn khiến một chiếc tàu chở hàng tấn hóa chất chìm ngoài khơi bờ biển phía tây Sri Lanka, gây nên tình trạng ô nhiễm đáng quan ngại. Các chất thải tiếp tục làm ô nhiễm vùng biển đánh cá, ngoài ra người ta còn lo sợ dầu tràn lên các bãi biển tại đây, tạo nên một thảm kịch tệ hại nhất chưa từng xảy ra tại đất nước nầy. Cho đến nay, các nỗ lực nhằm tẫy sạch ô nhiễm và thu dọn rác rưởi trên bờ biển nầy, diễn biến đến đâu?


Hải quân hai nước Sri Lanka và Ấn Độ đã cộng tác trong những ngày qua nhằm ngăn tránh con tàu bị vỡ ra và chìm xuống.

Thế nhưng với sóng biển cuồng nộ và các trận gió mùa thổi mạnh khiến cho công tác gặp nhiều trở ngại, khi chiếc tàu chỉ nằm bên ngoải hải cảng Colombo.

Trước đó các chuyên gia tìm cách kéo chiếc tàu vào vùng nước sâu nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm cho bờ biển, thế nhưng phần sau của con tàu bị kẹt ở đáy biển nên công tác đành phải bỏ dỡ.

Nhà điều hành chiếc tàu là công ty X-Press Feeders cho biết phần đuôi tàu nằm trên đáy biển cạn với độ sâu khoảng 21 mét và phần mũi vẫn còn nổi.

Hải quân Sci Lanka lo sợ con tàu phát nổ, khiến dầu tràn ra ngoài.

Trong khi đó, những người thiện nguyện đến các bờ biển mang theo một vật dụng ít khi dùng đến trên bờ biển, đó là cây chổi.

Dọc theo bờ biển đối diện chiếc tàu lâm nạn, binh sĩ đã dùng chổi để quét sạch vô số các hạt nhựa trôi giạt vào bờ.

Có khoảng 18 kí lô mét dọc theo bờ biển tây bắc Colombo, chiếc tàu lâm nạn trước đó chờ đợi để được cập vào cảng.

Thế nhưng một vụ nổ xảy ra trên tàu 2 tuần trước đó, khiến hàng hoá trên tàu bốc cháy và chiếc tàu nửa chìm nửa nổi.

Tiến sĩ Asha de Vos là chuyên gia về hải dương học và là người thành lập tổ chức Oceanwell, là một nhân chứng cho thảm họa của môi trường.

“Tôi đã đến thăm một trong những bãi biển nằm đối diện trực tiếp với nơi con tàu bốc cháy, nơi một số lượng lớn các hạt nhựa nén đã được thu thập và đó không phải là một cảnh đẹp".

"Đây từng là bãi biển nhiệt đới xinh đẹp với hàng dừa ven đường, rất bình dị và hôm nay khi tôi đến đó, tôi đã rất đau lòng khi nhìn thấy những đống hạt nhựa ở khắp mọi nơi”, Asha de Vos.

Khói trắng bốc lên từ chiếc tàu bị cháy, được đăng ký tại Singapore có tên là MV X-Press Pearl, khi nó bắt đầu chìm.

Các toán cấp cứu chiến đấu chống lại ngọn lửa, khi các thùng hàng chở hoá chất từ trên tàu rơi xuống biển.

Trong khi hải quân Sri Lnaka tin rằng ngọn lửa là do hoá chất trên tàu, thì Chủ tịch của Hiệp hội Bảo tồn Môi Sinh trên Biển, bà Dharshni Lahandapura cho rằng người ta không rõ ngọn lửa bốc lên như thế nào.

“Có hai khả năng, một là dầu bắt lửa hoặc là dầu vẫn còn kia".

"Nếu dầu vẫn còn, thì chúng ta đã thực hiện các biện pháp đề phòng trong trường hợp nầy, nhỡ có vụ thất thoát dầu xảy ra”, Dharshni Lahandapura.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ nỗ lực đó và sẽ tính toán ngay từ đầu khi xảy ra tai nạn nầy và yêu cầu bồi thường”, Rohitha Abeygunawardena.
Với lo sợ nạn ô nhiễm lớn lao xảy ra, nhà cầm quyền tìm cách kéo chiếc tàu ra vùng nước sâu, nhưng cố gắng nầy bị thất bại như đã nói ở trên.

Để đề phòng, nhà cầm quyền ban hành lệnh cấm đánh cá dọc theo 80 kí lô mét bờ biển, mà Chủ tịch Hiệp hội Nghề Cá Ja-Ela là ông Joshua Anthony cho biết, đã khiến cho nhiều ngư dân gặp khốn khó.

“Chiếc tàu đã giáng một đòn chí tử đối với chúng tôi, chúng tôi không thể đi đánh cá, có nghĩa là chẳng thể nào kiếm sống được”, Joshua Anthony.

Trong khi đó, Giám Mục Colombo là Malcolm Ranjith cho biết, ông hiểu rõ những gì đang diễn ra.

“Nếu tàu chìm, dầu trên tàu sẽ rò rỉ ra biển và bãi biển cùng ngư dân chúng tôi sẽ mất việc làm".

"Chúng tôi không thể cho phép điều đó xảy ra, vì vậy chúng tôi đang yêu cầu các hiệp hội ngư dân tập hợp lại, để khởi kiện công ty nói trên. Tôi hy vọng sẽ cố vấn trong chuyện nầy”, Malcolm Ranjith.

Còn Bộ Trưởng Hải Cảng và Hải Vận là ông Rohitha Abeygunawardena cho biết, Sri Lanka có kế hoạch khởi kiện chủ nhân của chiếc tàu.

“Các tai nạn tương tự đã diễn ra ở các quốc gia khác và khi vụ việc xảy ra, chính phủ đã thực hiện các bước để đòi tiền bồi thường".

'Chúng tôi hy vọng sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật địa phương và quốc tế".

"Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ nỗ lực đó và sẽ tính toán ngay từ đầu khi xảy ra tai nạn nầy và yêu cầu bồi thường”, Rohitha Abeygunawardena.

Được biết cảnh sát Sri Lanka đã điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn.

Họ cũng ban hành lệnh cấm thuyền trưởng, kỹ sư cơ khi và phụ tá rời khỏi nước nầy.

Việc nầy khiến cho Cơ quan Hàng Hải và Hải Cảng Singapore loan báo mở cuộc điều tra riêng rẻ.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share